Nội dung công tác quản lý sử dụng vốn cố định
Quản lý việc sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái vật chất của nó. Vì vậy để quản lý sử dụng có hiệu quả vốn cố ...
Quản lý việc sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái vật chất của nó. Vì vậy để quản lý sử dụng có hiệu quả vốn cố định có một số hình thức quản lý sau:
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định có thể bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất tức là tổn thất dần về mặt chất lượng và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định cuối cùng tài sản cố định đó không sử dụng được nữa và phải thanh lý. Thực chất về mặt kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của tài sản cố định giảm dàn và giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm được sản xuất ra. Trường hợp tài sản cố định không sử dụng được, hao mòn hữu hình biểu hiện ở chỗ tài sản cố định mất dần thuộc tính do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên hay quá trình hoá học xảy ra bên trong cũng như việc trông nom, bảo quản tài sản cố định không được chu đáo.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình của tài sản cố định, có thể chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo như: vật liệu dùng để sản xuất ra tài sản cố định, trình độ và công nghệ chế tạo, chất lượng xây dựng, lắp ráp.
Nhóm những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của công nhân viên, việc chấp hành quy tắc, quy trình công nghệ, chế độ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa....
Nhóm những nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên như độ ẩm, không khí, thời tiết...
Hao mòn vô hình có 3 hình thức.
Tài sản cố định bị giảm giá trị do năng suất lao động xã hội tăng lên, người ta sản xuất ra các loại tài sản cố định mới sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng như cũ nhưng có giá thành hạ hơn.
Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản xuất được loại tài sản cố định khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật.
Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản phẩm của nó làm ra bị lỗi thời.
Như vậy hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
Khấu hao tài sản cố định : tài sản cố định được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và được dịch chuyển từng phần và giá trị của sản phẩm làm ra. Phần giá trị này được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sản phẩm để hình thành quỹ khấu hao đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, khắc phục, cải tạo, đổi mới, hoặc mở rộng tài sản cố định.
Khấu hao là sự bù đắp về mặt kinh tế hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với bảo toàn và phát triển vốn, kết của của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện khấu hao đúng đủ giá trị thực tế tài sản cố định không những phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quỹ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra.
Có hai hìh thức khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Trong quá trình khấu hao, tiến trình khấu hao biểu thị phần giá trị của tài sản cố định đã chuyển vào sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Do phương thức bù đắp và mục đích khác nhau nên tiền trích khấu hao tài sản cố định được chia thành 2 bộ phận:
Tiền trích khấu hao cơ bản: dùng để bù đắp tài sản cố định sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng. Nếu là Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp trích một phần tiêu hao này vào Ngân sách Nhà nước, phần còn lại bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất theo hướng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các Doanh nghiệp thuộc loại hình thức khác lập quỹ khấu hao cơ bản để duy trì hoạt động của Doanh nghiệp và thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng.
Tiền khấu hao sửa chữa lớn: dùng để sửa chữa tài sản cố định một cách có kế hoạch và có hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng. Doanh nghiệp tính một phần tiền khấu hao sửa chữa lớn gửi vào một tài khoản riêng ở Ngân hàng để dùng làm nguồn vốn cho kế hoạch sửa chữa tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao là tỷ lệ phần trăm giữa tiền trích khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định. Tỷ lệ này có tính chung cho cả hai loại khấu hao hoặc cho từng loại. Việc xác định tỷ lệ khấu hao quá thấp sẽ không bù đắp được hao mòn thực tế của tài sản cố định, Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn cố định, còn nếu tỷ lệ khấu hao qúa cao yêu cầu cho bảo toàn vốn được áp ứng, song nó sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, muốn đổi mới thiết bị, tài sản cố định Doanh nghiệp phải tích luỹ trong một thời gian dài tuỳ loại tài sản cố định. Sau thời gian này, khấu hao của Doanh nghiệp thường bị giảm tương ứng so với sự mất giá của đồng tiền và Doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để tái đầu tư tài sản cố định. Mặt khác phương pháp khấu hao đường thẳng hiện nay (khấu hao theo tỷ lệ % cố định trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định) chưa tạo điều kiện cho Doanh nghiệp thu hồi vốn, đổi mới thiết bị và ứng dụng kỹ thuật mới vào giá thành kinh doanh. Một lý do khách quan nữa là giá trị tài sản cố định không được điều chỉnh kịp thời, cho phù hợp với mặt bằng giá hàng năm nên giá trị tài sản cố định tính khấu hao rất thấp so với giá hiện hành.
Sửa chữa chế độ quản lý tài sản cố định và quản lý khấu hao tài sản cố định cho phù hợp với điều kiện cách mạng khoa học, kỹ thuật diễn ra sâu rộng, giá thị trường biến động, chu kỳ sống của sản phẩm... phải cải tiến chế độ khấu hao như sau: quy định chế độ điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định, tính khấu hao theo hệ số trượt giá, chia tài sản cố định theo nhóm nghiên cứu và ban hành nhiều phương pháp và công thức tính khấu hao cho phù hợp với từng đặc điểm của từng máy móc, thiết bị nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, phục vụ kịp thời nhu cầu đổi mới, công nghệ. Đẩy nhanh tốc độ khấu hao sẽ làm giảm tương ứng lợi nhuận của Doanh nghiệp song xét về mục đích lâu dài đây là con đường đúng đắn nhất để bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Nhà nước nên có chế độ quản lý quỹ khấu hao theo nguồn vốn đầu tư và theo yêu cầu hiện đại hoá máy móc thiết bị, tài sản cố định. Không để vốn khấu hao sử dụng sai mục đích. Mặt khác Doanh nghiệp cần quản lý khấu hao để lại cho mình như các quỹ tiền tệ. Hàng năm, Doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo toàn vốn theo hệ số trượt giá v.v...
Khấu hao tài sản cố định là một bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu giá trị về tài sản cố định như: Tổng giá trị tài sản cố định có đầu kỳ, tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch, xác định tổng giá trị bình quân tài sản cố định cần tính khấu hao, mức khấu hao trong nằm và tình hình phân phối quỹ khấu hao.
Trong khi lập quỹ khấu hao cần xác định rõ:
Đối với tài sản cố định đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn theo tỷ lệ nguyên giá và hạch toán vào giá thành nhưng không hạch toán giảm vốn cố định.
Tài sản chưa khấu hao mà đã hư hỏng, Doanh nghiệp cần nộp vào Ngân sách số tiền chưa khấu hao hết và phân bổ vào khoản lỗ cho đến khi nộp đủ. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn như đất đai.
Tài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch, nếu tăng vào một ngày nào đó của tháng thì tháng sau mới tính khấu hao.
Tài sản cố định giảm trong năm kế hoạch, nếu giảm bớt từ ngày nào đó trong tháng thì tháng sau không phải tính khấu hao.
Công thức
Giá trị bình quân tài sản cố định tăng (giảm) trong năm kế hoạch_=_Giá trị b/quân TSCĐ tăng (giảm) trong năm_x
_Số tháng sẽ sử dụng (không sử dụng) TSCĐ____12__Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch được xác định theo công thức:
Tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ_=_Tổng giá trị TSCĐ có đầu kỳ_+_Tổng giá trị b/quân TSCĐ tăng trong kỳ_-_Tổng giá trị b/quân TSCĐ giảm trong kỳ__Trên cơ sở cách tính các chỉ tiêu, hàng năm vào đầu kỳ, Doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, biến động giá... Làm cơ sở cho việc xác định mức khấu hao đúng. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được xem là một biện pháp quan trọng để quản lý sử dụng vốn cố định - viên phương dược nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển, một trong nhiều yếu tố trong đó là phải bảo tồn và phát triển được vốn cố định. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường không tách khỏi những biến động về giá cả, lạm phát.
Xu thế này thường có chiều hướng gia tăng làm cho sức mua của đồng tiền và giá trị của tiền vốn giảm xuống xo với thực tế. Mặt khác do sự lỏng lẻo quản lý dẫn đến hiện tượng hư hỏng, mất mát tài sản cố định trước thời hạn. Cả hai nguyên nhân này đều làm cho giá trị của đồng vốn giảm tương đối so với thực tế và giảm tuyệt đối so với thời gian sử dụng vốn.
Theo quy định của Nhà nước, các Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cố định cả về mặt hiện vật và giá trị.
Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là Nhà nước bắt buộc Doanh nghiệp phải giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định hiện có khi giao vốn mà là bảo toàn năng lực sản xuất của tài sản cố định. Cụ thể, trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm hư hỏng, mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa nhằm làm cho tài sản cố định không hư hỏng trước thời gian, duy trì nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định. Doanh nghiệp có quyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả, các Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định theo hệ số tính lại được cơ quan có thẩm quyền công bố nhằm bảo toàn vốn cố định. Đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và có sự kiểm tra của Nhà nước đối với việc sử dụng vốn thu hồi về thanh lý nhượng bán tài sản cố định.
Nội dung của chế độ bảo toàn và phát triển vốn cố định bao gồm:
Các Doanh nghiệp xác định đúng nguyên giá tài sản cố định trên cơ sở tính đúng, tính đủ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn để tạo nguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định bảo toàn vốn cố định.
Hàng năm, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cố định vào thời điểm 1/1 và 1/7 phù hợp với đặc điểm cơ cấu hình thành tài sản cố định của từng ngành kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ thống nhất để các Doanh nghiệp điều chỉnh giá trị tài sản cố định, vốn cố định.
Ngoài việc bảo toàn vốn cố định trên cơ sở hệ số trượt giá phải bảo toàn về vốn cố định, còn cả vốn Ngân sách cấp thêm hoặc Doanh nghiệp tự bổ sung trong kỳ (nếu có)
Số vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ của Doanh nghiệp được xác định theo công thức
Số vốn cố định phải bảo toàn_=_Số vốn được giao đầu kỳ (hoặc số vốn phải bảo toàn đến cuối kỳ)_-_Khấu hao cơ bản tính trong kỳ_x_Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ_-_Tăng (giảm) vốn trong kỳ__Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các Doanh nghiệp có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại của xí nghiệp và phần vốn khấu hao cơ bản để lại đầu tư tái sản xuất mở rộng tài sản cố định.