13/11/2017, 23:20

Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương v. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều? - Nguyên nhân: + Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương v. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII. Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

1. Chiến tranh Nam - Bắc triều
Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều?
 
- Nguyên nhân:
+ Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.
+ Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
+ Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một số người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).
 
Câu hỏi: Chiến tranh Nam - Bắc triều (1533 - 1592) đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta?
 
Chiến tranh Nam - Bắc triều (1533 - 1592) là một cuộc hỗn chiến tàn khốc nhằm tiêu diệt lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến đối lập, lôi kéo nhân dân cả nước vào một cuộc tàn hại đau thương: hơn 50 năm chiến tranh, hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính, gia đình li tán, mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ.
 
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Câu hỏi: Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
 
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam. Từ đó, Nguyễn Hoàng xây dựng một thế lực riêng. Khi ông mất con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”.
Câu hỏi: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
 
Hậu quả: Đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triền của đất nước.
 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
 
Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII:
- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc -> nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn) đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
0