24/05/2018, 23:18

Các phương pháp đánh giá và tính giá thành sản phẩm

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đang hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công tiếp mới trở thành thành phẩm. Để đánh giá sản ...

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đang hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công tiếp mới trở thành thành phẩm.

Để đánh giá sản phẩm chính xác trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm làm dở thực tế đồng thời xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng một trong các phương pháp sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

-Điều kiện áp dụng : phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính được bỏ hết một lần ngay từ đầu trong quá trình sản xuất ; chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn.

-Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc vật liệu chính, còn các chi phí khác tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành.

Công thức tính:

Trong đó: - DĐK ; DCK : Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

- Cn : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

- QSP ; QD : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

-Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản nhưng lại không chính xác nên chỉ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm , số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít, ổn định.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Việc đánh giá sản phẩm làm dở của các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu áp dụng phương pháp này, và doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê, đánh giá mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm làm dở.

Nội dung:

- ăn cứ sản lượng của sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Công thức :

Trong đó: + Q: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

+ %HT : Tỉ lệ chế biến hoàn thành

-Tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

+ PSX bỏ ngay một lần từ đầu quy trình công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thì:

+ Đôí với chi phí bỏ dần trong qúa trình sản xuất chế biến như chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung thì :

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ nhiều, biến động lớn so với đầu kỳ, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm.

Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo số liệu hợp lý và độ tin cậy cao song việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang tính chủ quan.

Đánh giá sản phẩm dơ dang theochi phí sản xuất định mức

Điều kiện áp dụng phương pháp này là: sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá theo quy định.

Chi phí sản phẩm làm dở theo chi phí định mức còn bao nhiêu sẽ tính hết vào giá thành sản phẩm hoàn thành.

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan đến để tính giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành và khoản mục giá thành.

Phương pháp tính giá thành giản đơn

(Phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí thường là các sản phẩm, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo.

Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng công thức sau:

Trong đó:

- Z : Tổng giá thành

- Z : Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá

- C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ

- DĐK ; DCK : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

- Q: Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại vật liệu, kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau.

Trình tự tính giá thành :

Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành đã chọn làm tiêu thức phân bổ:

Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ

Phương pháp này áp dụng cho loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được là một nhóm sản phẩm cùng loại, với chủng loại sản phẩm quy cách khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

Trình tự tính giá:

Phương pháp loại trừ chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà 1 quy trình sản xuất ngoài sản xuất chính còn thu được sản phẩm phụ, các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn nhau hoặc trường hợp trong quá trình sản xuất sản phẩm có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành.

Công thức tính giá thành sản phẩm trong các trường hợp này như sau:

Thông thường chi phí loại trừ được tính theo giá thành kế hoạch hoặc lấy giá bán trừ lãi định mức.

Phương pháp tính giá thành cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm qua nhiều giai đoạn công nghệ.

Trình tự tính giá thành :

  • Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất.
  • Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, công nghệ sản xuất theo công thức:

Phương pháp liên hợp:

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy ...)

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ....

Phương pháp tính giá thành theo định mức:

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.

Trình tự tính giá thành :

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm.

- Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức.

- Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch CFSX do thay đổi định mức.

- Trên cơ sở giá thành định mức,số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức sau:

Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng thích hợp với sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng sản xuất, từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng.

Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng. Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp.

Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là chi phí tập hợp được trong bảng tính giá thành là giá trị của sản phẩm dở dang.

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục.

Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm.

Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành được chia thành hai phương án như sau:

* Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm

Đối tượng tính giá của phương án này là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm.

Kế toán áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành : phương pháp giản đơn và phương pháp cộng chi phí.

Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của NTP giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính giá thành thành phẩm giai đoạn cuối.

Công thức tính:

Trong đó: Z1; z1 là tổng giá thành và giá thành đơn vị của NTP giai đoạn 1.

- C1 là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn 1

- Dđk1 ; Dck1 : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn 1

- Q1 :Sản lượng NTP hoàn thành giai đoạn 1

Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK154 (Chi tiết : giai đoạn 2) Trị giá NTP GĐ1 chuyển sang

Nợ TK 155, 157, 632 Trị giá NTP GĐ1 nhập kho hoặc bán ngoài

Có TK 154 (Chi tiết GĐ1 ) Trị giá NTP GĐ1 sản xuất hoàn thành

Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế NTP của GĐ1 chuyển sang GĐ2 và

các chi phí chế biến của GĐ2 để tính tổng giá thành NTP hoàn thành GĐ2.

Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 154 (Chi tiết GĐ3): Trị giá NTP GĐ2 chuyển sang GĐ3.

Nợ TK 155, 157, 632 Trị giá NTP GĐ2 nhập kho hoặc bán ra ngoài.

Có TK 154 (Chi tiết GĐ2): Trị giá NTP GĐ2 sản xuất hoàn thành.

Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm.

Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 155 Trị giá thành phẩm nhập kho

Nợ TK 157, 632 Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài.

Có TK 154 (Chi tiết GĐ n) Trị giá TP sản xuất hoàn thành.

Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc theo từng khản mục chi phí.

* Tính giá thành theo phương án không tính giá thành NTP.

Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành và phương pháp tính giá thành ứng dụng là phương pháp cộng chi phí.

Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra giá thành thành phẩm.

Vì cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như vậy nên phương án này gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành NTP hay còn gọi là phương pháp kết chuyển song song.

Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

Bước 1: Xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm.

Tính chi phí NL,VL trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm

Trong đó: CZn : Chi phí sản xuất của GĐ n trong giá thành thành phẩm

DĐKn : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của GĐ n

Cn : chi phí sản xuất phát sinh ở GĐ n

QTPp : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở GĐ cuối

Tính chi phí chế biến (CPNCTT, CPSXC) vào giá thành sản phẩm

TH1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT

TH2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Trong đó: QDn Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ GĐ n quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương GD n.

*Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng GĐ nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản xuất của thành phẩm.

0