25/05/2018, 14:05

Cà đác

còn gọi là voọc mũi hếch Bắc Bộ (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài vượn có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Bản địa cà đác là khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái ...

còn gọi là voọc mũi hếch Bắc Bộ (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài vượn có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược.

Bản địa cà đác là khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng bán nhiệt đới dưới cao độ 1500m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.

Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang là hai khu vực chính còn lại có cà đác sinh sống. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập là với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài cà đác. Năm 2002 phát hiện thêm một đàn cà đác ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Tháng Tư năm 2008 khoa học gia thuộc Fauna and Flora International (FFI, Động vật và thực vật Quốc tế) cũng phát hiện thêm nhóm cà đác nữa ở miền Tây Bắc, nâng tổng số lên khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới.

Vì bị đe dọa nghiêm ngặt cà đác được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.

Thức ăn cà đác khá đa dạng gồm lá và trái cây tùy theo từng mùa. sinh sống hoàn toàn trên cây, sống thành đàn khoảng 30 cá thể nhưng cũng có khi lên đến 100 con. Con đực cân nặng khoảng 13-14 kg còn con cái khoảng 8 kg. Lông cà đác sắc đen phần trên lưng nhưng phía ngực và bụng màu vàng nhạt. Mặt vượn màu trắng xanh chuyển sang xanh đen ở mõm. Môi cà đác ở tuổi trưởng thành sắc hồng tươi, xòe rộng giống như hề.

được phát hiện vào cuối thập niên 1860 khi giáo sĩ Armand David gửi cá thể đầu tiên sang Âu châu nhưng mãi đến năm 1912 các khoa học gia mới đồng ý xếp cà đác vào chung với ba loài vượn Rhinopithecus roxellana, R. bieti và R. brelichi, chủ yếu phân phối ở Hoa Nam thuộc các tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Các nhà sinh vật học cũng cho rằng cà đác có họ gần với vượn chà vá.

0