Bùi Hữu Nghĩa 裴有義

Bùi Hữu Nghĩa 裴有義 (1807-1872) hiệu là Nghi Chi, người làng Long Tuyền, Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Ông đỗ giải nguyên trường hương Gia Định năm 28 tuổi (1835, Minh Mạng 16) nên thường gọi là thủ khoa Nghĩa. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, con ông Nguyễn Văn Lý, là người mà ông Nghĩa ở trọ học. Sau khi thi đậu, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Phước Long, trấn Biên Hoà. Sau đó được thăng đi trấn nhậm phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Vĩnh Long, dưới quyền tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện. Tính ông cương trực, không luồn cúi, cũng không tư vị ai. Bấy giờ em vợ bố chánh Truyện cậy thế anh hay có thái độ hỗn xược, ông chẳng nể nang, một hôm cho đánh đòn. Vì thế ông bị bố chánh đem lòng thù và tìm dịp hãm hại. Trước đó, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi, lương thực thường thiếu hụt, được người Thổ giúp đỡ, lại thêm một số lớn người Thổ tòng quân. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh nhớ ơn, xuống chiếu miễn thuế thuỷ lợi cho dân Thổ. Sau đó, người Tàu lo lót với tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện giành quyền đắp đập để khai thác. Các hương mục Thổ kéo nhau đến kiện ở dinh môn tri phủ Bùi Hữu Nghĩa, tri phủ xử rằng "Việc tha thuế thuỷ lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà đúng bán rạch ấy thì có chém đầu nó cũng không sao!". Dân Thổ được lời xử ấy bèn phá đập của dân Tàu. Hai bên xảy ra huyết chiến, phía Tàu chết 8 người. Nhiều người Thổ bị bắt. Nhân đó, Tổng đốc và bố chánh Vĩnh Long cũng bắt cả thủ khoa Nghĩa giải về Gia Định, dâng sớ lên triều đình khép vào tội lạm phép giết người, phải xử chết. Đứng trước nỗi oan tình của chồng, bà thủ khoa quyết lặn lội ra Huế minh oan cho chồng. Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang là thượng thư bộ Lại. Bà thủ khoa tìm đến tư dinh ông để trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long, rồi đến Tam pháp ty khua ba hồi trống "kích cổ đăng văn". Tam pháp ty gồm có quan viên cao cấp của bộ hình, Đô sát viện và Đại lý viện họp xử không có định kỳ, chỉ có những phiên bất thường để xét những vụ đặc biệt, mỗi vụ họp theo tiếng trống của người bị oan khuất tự đến gióng lên. Sớ của bà thủ khoa sau đó được dâng lên vua. Vua giao cho Tam pháp ty nghị án rồi chính vua phán chung thẩm như sau: "Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội". Bà Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức, nghe tin này lấy làm cảm thương cho người liệt phụ đồng hương, bèn sai mời vào, ban cho một tấm biển chạm bốn chữ vàng "Liệt phụ khả gia". Cứu được chồng, bà từ giã kinh đô, quay về Biên Hoà, quê hương bà, ít lâu sau bị bệnh rồi mất. Thủ khoa Nghĩa, lúc đó đang trấn nhậm ở Châu Đốc, nghe tin bà mất, bèn vội về, nhưng khi về tới nhà thì việc tống táng đã xong bèn đọc bài văn tế có những câu thống thiết như sau: "Nơi kinh quốc mấy hồi trống dóng, biện bạch này oan nọ ức; đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng. Chốn tỉnh đường một tiếng hét vang, hẳn hỏi lẽ cánh lời nghiêm, lũ bằng đảng tai nghe đều mất vía." Đôi liễn thờ vợ ông viết như sau: "Ngã bần khanh năng trợ, ngã oan khanh năng minh, triều dã giai xưng khanh thị phụ. Khanh bệnh ngã bất dược, khanh tử ngã bất táng, gaing ơn ưng tiếu ngã phi phu." (Ta nghèo mình hay giúp đỡ, ta tội mình biết kêu oan; trong triều ngoài quện đều khen mình mới thật đáng là vợ. Mình bệnh ta không thuốc thang, mình chết ta không mai táng; non sông cùng cười ta chẳng xứng gọi là chồng.) Bùi Hữu Nghĩa 裴有義 (1807-1872) hiệu là Nghi Chi, người làng Long Tuyền, Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Ông đỗ giải nguyên trường hương Gia Định năm 28 tuổi (1835, Minh Mạng 16) nên thường gọi là thủ khoa Nghĩa. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, con ông Nguyễn Văn Lý, là người mà ông Nghĩa ở trọ học. Sau khi thi đậu, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Phước Long, trấn Biên Hoà. Sau đó được thăng đi trấn nhậm phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Vĩnh Long, dưới quyền tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện. Tính ông cương trực, không luồn cúi, cũng không tư vị ai. Bấy giờ em vợ bố chánh Truyện cậy thế anh hay có thái độ hỗn xược, ông chẳng nể nang, một hôm cho đánh đòn. Vì thế ông bị bố chánh đem lòng thù và tìm dịp hãm hại. Trước đó, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi, lương thực thường thiếu hụt, được ngườ…

Bùi Hữu Nghĩa 裴有義 (1807-1872) hiệu là Nghi Chi, người làng Long Tuyền, Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Ông đỗ giải nguyên trường hương Gia Định năm 28 tuổi (1835, Minh Mạng 16) nên thường gọi là thủ khoa Nghĩa.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, con ông Nguyễn Văn Lý, là người mà ông Nghĩa ở trọ học.

Sau khi thi đậu, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Phước Long, trấn Biên Hoà. Sau đó được thăng đi trấn nhậm phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Vĩnh Long, dưới quyền tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện. Tính ông cương trực, không luồn cúi, cũng không tư vị ai. Bấy giờ em vợ bố chánh Truyện cậy thế anh hay có thái độ hỗn xược, ông chẳng nể nang, một hôm cho đánh đòn. Vì thế ông bị bố chánh đem lòng thù và tìm dịp hãm hại.

Trước đó, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi, lương thực thường thiếu hụt, được người Thổ giúp đỡ, lại thêm một số lớn người Thổ tòng quân. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh nhớ ơn, xuống chiếu miễn thuế thuỷ lợi cho dân Thổ.

Sau đó, người Tàu lo lót với tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện giành quyền đắp đập để khai thác. Các hương mục Thổ kéo nhau đến kiện ở dinh môn tri phủ Bùi Hữu Nghĩa, tri phủ xử rằng "Việc tha thuế thuỷ lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà đúng bán rạch ấy thì có chém đầu nó cũng không sao!". Dân Thổ được lời xử ấy bèn phá đập của dân Tàu. Hai bên xảy ra huyết chiến, phía Tàu chết 8 người. Nhiều người Thổ bị bắt. Nhân đó, Tổng đốc và bố chánh Vĩnh Long cũng bắt cả thủ khoa Nghĩa giải về Gia Định, dâng sớ lên triều đình khép vào tội lạm phép giết người, phải xử chết.

Đứng trước nỗi oan tình của chồng, bà thủ khoa quyết lặn lội ra Huế minh oan cho chồng. Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang là thượng thư bộ Lại. Bà thủ khoa tìm đến tư dinh ông để trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long, rồi đến Tam pháp ty khua ba hồi trống "kích cổ đăng văn". Tam pháp ty gồm có quan viên cao cấp của bộ hình, Đô sát viện và Đại lý viện họp xử không có định kỳ, chỉ có những phiên bất thường để xét những vụ đặc biệt, mỗi vụ họp theo tiếng trống của người bị oan khuất tự đến gióng lên. Sớ của bà thủ khoa sau đó được dâng lên vua. Vua giao cho Tam pháp ty nghị án rồi chính vua phán chung thẩm như sau: "Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội". Bà Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức, nghe tin này lấy làm cảm thương cho người liệt phụ đồng hương, bèn sai mời vào, ban cho một tấm biển chạm bốn chữ vàng "Liệt phụ khả gia".

Cứu được chồng, bà từ giã kinh đô, quay về Biên Hoà, quê hương bà, ít lâu sau bị bệnh rồi mất.

Thủ khoa Nghĩa, lúc đó đang trấn nhậm ở Châu Đốc, nghe tin bà mất, bèn vội về, nhưng khi về tới nhà thì việc tống táng đã xong bèn đọc bài văn tế có những câu thống thiết như sau:
"Nơi kinh quốc mấy hồi trống dóng, biện bạch này oan nọ ức; đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng.
Chốn tỉnh đường một tiếng hét vang, hẳn hỏi lẽ cánh lời nghiêm, lũ bằng đảng tai nghe đều mất vía."

Đôi liễn thờ vợ ông viết như sau:
"Ngã bần khanh năng trợ, ngã oan khanh năng minh, triều dã giai xưng khanh thị phụ.
Khanh bệnh ngã bất dược, khanh tử ngã bất táng, gaing ơn ưng tiếu ngã phi phu."
(Ta nghèo mình hay giúp đỡ, ta tội mình biết kêu oan; trong triều ngoài quện đều khen mình mới thật đáng là vợ.
Mình bệnh ta không thuốc thang, mình chết ta không mai táng; non sông cùng cười ta chẳng xứng gọi là chồng.)
Bùi Hữu Nghĩa 裴有義 (1807-1872) hiệu là Nghi Chi, người làng Long Tuyền, Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Ông đỗ giải nguyên trường hương Gia Định năm 28 tuổi (1835, Minh Mạng 16) nên thường gọi là thủ khoa Nghĩa.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, con ông Nguyễn Văn Lý, là người mà ông Nghĩa ở trọ học.

Sau khi thi đậu, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Phước Long, trấn Biên Hoà. Sau đó được thăng đi trấn nhậm phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Vĩnh Long, dưới quyền tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện. Tính ông cương trực, không luồn cúi, cũng không tư vị ai. Bấy giờ em vợ bố chánh Truyện cậy thế anh hay có thái độ hỗn xược, ông chẳng nể nang, một hôm cho đánh đòn. Vì thế ông bị bố chánh đem lòng thù và tìm dịp hãm hại.

Trước đó, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi, lương thực thường thiếu hụt, được ngườ…
Bài liên quan

Bernard Binlin Dadié

Bernard Binlin Dadié (hay còn gọi là Bernard Dadie) sinh năm 1916 gần Abidjan (thủ đô của Côte d''Ivoire trước năm 1983) là nhà viết tiểu thuyết, nhà viết kịch, nhà thơ. Làm việc cho chính phủ Pháp ở Dakar (thủ đô nước Cộng hoà Sénégal), nhưng sau về nước vào năm 1947. Là người đeo đuổi sự nghiệp ...

Bùi Hữu Thiềm

Bùi Hữu Thiềm sinh năm 1947 tại xã Vạn Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh, hiện đang là chủ tịch hội Văn học miền đông, có nhiều thơ in trên các báo trung ương và địa phương. Tác phẩm: - Lục bát dăm câu (NXB Văn hoá Dân tộc - 2000) - Người ta và tôi (NXB sở VHTT Quảng Ninh - 2000) - Gửi cùng (NXB hội Nhà ...

Bao Cát 包佶

Bao Cát 包佶, thi nhân đời Đường, tự Ấu Chính 幼正, năm sinh và mất không rõ, người Duyên Lăng, Nhuận Châu (nay thuộc Đan Dương, Giang Tô). Ông đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo thứ 6 (747) từng nhậm Bí thư giám, Hình bộ thị lang, Gián nghị đại phu, Ngự sử trung thừa, sau bệnh từ quan, mất tại quê.

Ben Jonson

Ben Jonson (1572-1637) là nhà viết kịch, nhà thơ lãng mạn và nhà phê bình văn học người Anh dưới thời vua Giêm. Ông thường được xem là nhà viết kịch quan trọng thứ hai của nước Anh, sau William Shakespeare, trong thời gian trị vì của vua James Đệ Nhất (James I). Tác phẩm: Every Man in His Humour ...

Bằng Việt Nguyễn Việt Bằng

Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội. Đã in các tập thơ: Hương cây - ...

Bengt Berg

Bengt Berg (1946-) là nhà thơ, dịch giả, biên tập viên và chính trị gia Thuỵ Điển. Ông sinh ở Torsby, Värmland. Từ năm 2010-2014, ông là thành viên Quốc hội Thuỵ Điển. Tác phẩm: - Nơi giấc mơ kết thúc (Där drömmen slutar), 1974 - Xe lửa (Drev), 1986 - Chín bông hồng đỏ ở Reykjavik (Nio röda rosor i ...

Bella Akhmadulina Белла Ахмадулина

Bella Akhmadulina (1937-) nhà thơ nữ Nga, sinh tại Mat-xcơ-va. Là gương mặt nữ duy nhất trong bốn tên tuổi nổi bật nhất trong thế hệ những năm 60 ở Liên Xô cũ (cùng Evgueni Evtushenko, Andrey Voznesensky và Robert Rozhdestvensky). Thơ Akhmadulina thấm đẫm chất “thượng lưu tinh thần”. Tác ...

Băng Tâm 冰心

Băng Tâm 冰心 (5/10/1900-28/2/1999) tên thật là Tạ Uyển Oánh 謝婉瑩, quê ở Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm 1918 học y ở trường Đại học Yên Kinh (Bắc Kinh), sau chuyển sang học văn, bắt đầu sáng tác từ năm 1920. Năm 1921, tham gia "Hội nghiên cứu văn học". Năm 1923 sang Mỹ học văn học Anh và viết ...

Băng Sơn Trần Quang Bốn, Mai Băng Phương, Trần Cẩm Giàng, Quang Chi

Băng Sơn (1932-2010) tên thật là Trần Quang Bốn, quê ở Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Các bút danh khác còn có Mai Băng Phương, Trần Cẩm Giàng, Quang Chi... Thể loại sáng tác: thơ, đoản văn, tuỳ bút. Tác phẩm: - Tiếng đồng quê trong tập Bóng bảy màu (1996) - Thú ăn chơi của người Hà Nội tập 1 và tập 2 ...

Bảo Giác thiền sư 寳覺禪師

Thiền sư Bảo Giác 寳覺禪師 (?-1173) là bạn kết giao và cũng là người đã dẫn dắt Thiền sư Tịnh Giới. Năm sinh, quê quán và thân thế sự nghiệp đều không rõ, chỉ biết mất vào tháng Mười năm Quý Tị, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (từ 7 tháng Mười một đến 6 tháng Mười hai năm 1173). Tác phẩm còn ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...