Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Bằng Việt Nguyễn Việt Bằng

Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội. Đã in các tập thơ: Hương cây - Bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt - Những khoảng trời , Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời , Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió , Thơ trữ tình (2002)... Những năm giữa thập kỷ sáu mươi, công chúng văn học đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút mới mà chỉ ít lâu sau đã trở thành chủ lực của thi đàn. Đó là Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Vương Anh, Phan Thị Thanh Nhàn... Vài năm sau lại là Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Anh Ngọc... Trong đội ngũ đông đúc này, Bằng Việt là một gương mặt riêng, có một chất riêng, không bị khuất lẫn, “mất hút” trong một dàn đồng ca. Cái chất riêng ấy là gì? Nhiều người từng biểu dương phần “trí tuệ”, phần suy tưởng mà vẫn sinh động, gần gũi với cuộc sống của một cây bút trí thức sớm bộc lộ từ phần Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ. Thật ra Bằng Việt chỉ thật sự khẳng định được mình ở tập thơ thứ hai: tập Những gương mặt - Những khoảng trời (1973). Đây có thể coi là kết quả của chuyến “đi thực tế” nhớ đời của nhà thơ trẻ vốn được số phận ưu đãi này. Cả tập thơ là một sự ngạc nhiên lớn, một sự cảm động chân thành của người trí thức trẻ khi tham gia trực tiếp vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nước, trước hết là với cái tập thể trẻ trung, dũng cảm ở Trường Sơn. Thơ Trường Sơn của Bằng Việt khác với những nhà thơ lính vô danh đã đành, cũng rất khác với thơ của “ông vua” thơ Trường Sơn là Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là một người lính thực sự đã sống đủ, sống kỹ cái đời sống Trường Sơn, từ đó cất lên tiếng thơ độc đáo không thể trộn lẫn. Bằng Việt là người của hậu phương đến với Trường Sơn. Anh không thể hiểu cảnh và người Trường Sơn bằng những người lính làm thơ, nhưng anh có những lợi thế của người mới đến, các giác quan chưa bị mòn nhẵn, trơ lì. Khoảng cách giữa “người hậu phương” và người Trường Sơn không xa như giữa các nhà thơ tiền chiến và người lính chống Pháp nhưng dù sao vẫn là khoảng cách. Khoảng cách này cắt nghĩa vì sao Bằng Việt hay dùng giọng bình luận, thuyết minh trong nhiều bài thơ, chẳng hạn “Có gì cảm động đơn sơ lắm: Cái ngủ thời nào vẫn ngủ trưa nay!” ( Nhà giữ trẻ ); hoặc “Thế đấy, cuộc đời/ Có những phút bất thần thành hạnh phúc!” ( Trước cửa ngõ chiến trường )... Bằng Việt bình luận, thuyết minh, thuyết phục ai? Cho những “người hậu phương” như anh, nhiều khi là cho chính anh, một Bằng Việt của mơ mộng, của thi ca, sách vở “ngày xưa”, đôi khi chưa là một với một Bằng Việt hôm nay đang hào hứng, quyết tâm đi vào cuộc sống chiến đấu của hàng triệu, hàng triệu người. Khi hai con người ấy hoà làm một, Bằng Việt đã có bài thơ Mẹ (1972), một trong những bài thơ hay nhất của anh và cũng là một bài thơ xứng đáng trong mọi tuyển tập thơ về giai đoạn ấy. Khác với giọng kể lể đôi khi dài dòng ở một số bài mang tính “triết luận” vu khoát, mông lung, ở bài Mẹ , Bằng Việt khá gọn gàng, mực thước. Tình cảm chân thật khiến anh không cần nhiều lời mà giọng thơ vẫn thấm thía, lay động lòng người: Con bị đau, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ Gió từng hồi trên mái lá ùa qua... Hình bóng mong manh của người mẹ nghèo, tuổi già, bản vắng, đường xa, chiến tranh, cuộc gặp gỡ tình cờ... đặt giữa khung cảnh Trường Sơn khắc nghiệt khiến đứa con - tác giả - tiên liệu trước cuộc từ biệt cũng là vĩnh biệt. Sự biết ơn trước tấm lòng cao cả của nhân dân trong chiến tranh không cần nói ra người đọc vẫn cảm nhận được đầy đủ. Bài thơ đạt đến độ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Trong Tuyển thơ 135 bài đương soạn, Bằng Việt tự xếp thơ mình vào ba phần. Phần I có tên chung Chứng tích một thời , phần II Tự bạch , phần III Những trải nghiệm . Anh giải thích: “làm như thế là học cách kết cấu của một bản giao hưởng, mở đầu là sôi nổi, cuốn hút, tiếp theo là trầm lắng, trữ tình và phần cuối là đúc kết. Nếu cần chọn một đại diện cho phần II, có lẽ bài Nghĩ lại về Pauxtôpxky là thích hợp hơn cả”. Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà văn Nga - Xô-viết Pauxtôpxky là thần tượng của cả một lớp thanh niên Việt Nam vào đời với đầu óc thấm đẫm tình cảm lãng mạn (tích cực). Bài thơ của Bằng Việt, như thường thấy, là sự tranh biện với chính mình và thế hệ mình. Về lý trí, dường như tác giả muốn “dứt khoát” với những ảo tưởng lãng mạn kiểu Pau “Đưa em đi”... Tất cả thế xong rồi Ta đã lớn. Và Pauxtôpxky đã chết! Nhưng cả bài thơ tỏ ra rằng, tác giả sẽ còn luyến nhớ lâu lắm, có lẽ là mãi mãi, “cái thời lãng mạn” ấy. “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...” Nghe nói, nhờ bài thơ này và nhiều bài thơ dịch của Onga Bécgôn mà Bằng Việt trở thành thần tượng của cánh sinh viên khoa văn các trường đại học một thời. Những câu thơ chấm phá rất “sương khói”, sự hiểu biết và đồng cảm về một chân trời văn học đương có sức hấp dẫn lớn, giọng thơ là lạ và mới vào thời điểm ấy (1969) là những nguyên nhân khiến bài thơ neo được vào tâm trí bạn đọc. Cần nói thêm về giọng thơ: Bằng Việt có cái kiểu dàn trải rất Bằng Việt, ở người khác thì có thể là một nhược điểm nhưng ở anh thì lại tạo ra một cái duyên riêng. Cái giọng ấy có từ bài thơ nổi tiếng Trở lại trái tim mình (1967), Bằng Việt tự nhận là “viết theo giọng Nêruđa”. Từ cái tứ rất bình thường, trở lại với Thủ đô là “trở lại trái tim mình”, Bằng Việt đã có những câu thơ, đoạn thơ rất giàu hình ảnh, tinh tế, một nhạc điệu tha thiết tuy chưa đến mức nồng nhiệt nhưng chân thành, nhờ thế bài thơ đã đứng được với năm tháng. Anh còn một số bài khác thành công theo kiểu này nhưng cũng không ít bài sự dài dòng, nhiều lời khi cảm xúc không đủ độ chín khiến bạn đọc hờ hững. Tôi có thiện cảm với thơ lục bát của Bằng Việt. Thật ngạc nhiên là một cây bút “Tây” như thế lại có thể vận dụng thể thơ dân tộc rất nhuần nhị. Đó là Truông nhà Hồ , Cuối năm , Về Huế đêm rằm ... nhất là Về Hương Sơn năm sơ tán ấy (1974) và Lục bát cầu may (2000). Lục bát của Bằng Việt viết thoải mái, cứ như là phóng bút viết chơi, không kỳ khu chặt chẽ quá cả về cấu tứ lẫn vần điệu, không đẩy tâm trạng đến mức độ đau đớn, cực đoan mà chỉ bàng bạc, khơi gợi “Lanh tanh vẫn nước lòng khe/ Ngẩn ngơ chim núi se se dặm rừng”; hoặc “Nếu em là kiếp bềnh bồng/ Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du/ Nếu em khoát mở sa mù/ Thì tôi vĩnh viễn hoá bờ bến xa”... Phải chăng tâm hồn phóng túng mang đậm dấu vết của văn hoá Nga được dồn nén trong “khuôn phép” của thể thơ cổ truyền Việt Nam đã làm nên phong vị riêng cho lục bát của Bằng Việt? Trong “thế hệ sáu mươi”, “thế hệ Trường Sơn” trên văn đàn, Bằng Việt có vị trí khá ổn định và vững chắc. Tập thơ mới nhất Ném câu thơ vào gió (2000) chứng tỏ sức sáng tạo của anh còn dồi dào. Có được một tiểu sử văn học phong phú như anh không phải là điều dễ dàng. 5/1/2002 Nguyễn Hoàng Sơn Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội. Đã in các tập thơ: Hương cây - Bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt - Những khoảng trời , Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời , Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió , Thơ trữ tình (2002)... Những năm giữa thập kỷ sáu mươi, công chúng văn học đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút mới mà chỉ ít lâu sau đã trở thành chủ lực của thi đàn. Đó là Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Vương A… Bếp lửa (1968) Những gương mặt, những khoảng trời (1973) Đất sau mưa (1977) Khoảng cách giữa lời (1984) Cát sáng (1985) Ném câu thơ vào gió (2001) Nheo mắt nhìn thế giới (2008)

Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội.

Đã in các tập thơ: Hương cây - Bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt - Những khoảng trời, Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời, Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió, Thơ trữ tình (2002)...

Những năm giữa thập kỷ sáu mươi, công chúng văn học đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút mới mà chỉ ít lâu sau đã trở thành chủ lực của thi đàn. Đó là Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Vương Anh, Phan Thị Thanh Nhàn... Vài năm sau lại là Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Anh Ngọc... Trong đội ngũ đông đúc này, Bằng Việt là một gương mặt riêng, có một chất riêng, không bị khuất lẫn, “mất hút” trong một dàn đồng ca. Cái chất riêng ấy là gì? Nhiều người từng biểu dương phần “trí tuệ”, phần suy tưởng mà vẫn sinh động, gần gũi với cuộc sống của một cây bút trí thức sớm bộc lộ từ phần Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ. Thật ra Bằng Việt chỉ thật sự khẳng định được mình ở tập thơ thứ hai: tập Những gương mặt - Những khoảng trời (1973). Đây có thể coi là kết quả của chuyến “đi thực tế” nhớ đời của nhà thơ trẻ vốn được số phận ưu đãi này. Cả tập thơ là một sự ngạc nhiên lớn, một sự cảm động chân thành của người trí thức trẻ khi tham gia trực tiếp vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nước, trước hết là với cái tập thể trẻ trung, dũng cảm ở Trường Sơn. Thơ Trường Sơn của Bằng Việt khác với những nhà thơ lính vô danh đã đành, cũng rất khác với thơ của “ông vua” thơ Trường Sơn là Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là một người lính thực sự đã sống đủ, sống kỹ cái đời sống Trường Sơn, từ đó cất lên tiếng thơ độc đáo không thể trộn lẫn. Bằng Việt là người của hậu phương đến với Trường Sơn. Anh không thể hiểu cảnh và người Trường Sơn bằng những người lính làm thơ, nhưng anh có những lợi thế của người mới đến, các giác quan chưa bị mòn nhẵn, trơ lì. Khoảng cách giữa “người hậu phương” và người Trường Sơn không xa như giữa các nhà thơ tiền chiến và người lính chống Pháp nhưng dù sao vẫn là khoảng cách. Khoảng cách này cắt nghĩa vì sao Bằng Việt hay dùng giọng bình luận, thuyết minh trong nhiều bài thơ, chẳng hạn “Có gì cảm động đơn sơ lắm: Cái ngủ thời nào vẫn ngủ trưa nay!” (Nhà giữ trẻ); hoặc “Thế đấy, cuộc đời/ Có những phút bất thần thành hạnh phúc!” (Trước cửa ngõ chiến trường)... Bằng Việt bình luận, thuyết minh, thuyết phục ai? Cho những “người hậu phương” như anh, nhiều khi là cho chính anh, một Bằng Việt của mơ mộng, của thi ca, sách vở “ngày xưa”, đôi khi chưa là một với một Bằng Việt hôm nay đang hào hứng, quyết tâm đi vào cuộc sống chiến đấu của hàng triệu, hàng triệu người. Khi hai con người ấy hoà làm một, Bằng Việt đã có bài thơ Mẹ (1972), một trong những bài thơ hay nhất của anh và cũng là một bài thơ xứng đáng trong mọi tuyển tập thơ về giai đoạn ấy. Khác với giọng kể lể đôi khi dài dòng ở một số bài mang tính “triết luận” vu khoát, mông lung, ở bài Mẹ, Bằng Việt khá gọn gàng, mực thước. Tình cảm chân thật khiến anh không cần nhiều lời mà giọng thơ vẫn thấm thía, lay động lòng người:
Con bị đau, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua...
Hình bóng mong manh của người mẹ nghèo, tuổi già, bản vắng, đường xa, chiến tranh, cuộc gặp gỡ tình cờ... đặt giữa khung cảnh Trường Sơn khắc nghiệt khiến đứa con - tác giả - tiên liệu trước cuộc từ biệt cũng là vĩnh biệt. Sự biết ơn trước tấm lòng cao cả của nhân dân trong chiến tranh không cần nói ra người đọc vẫn cảm nhận được đầy đủ. Bài thơ đạt đến độ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.

Trong Tuyển thơ 135 bài đương soạn, Bằng Việt tự xếp thơ mình vào ba phần. Phần I có tên chung Chứng tích một thời, phần II Tự bạch, phần III Những trải nghiệm. Anh giải thích: “làm như thế là học cách kết cấu của một bản giao hưởng, mở đầu là sôi nổi, cuốn hút, tiếp theo là trầm lắng, trữ tình và phần cuối là đúc kết. Nếu cần chọn một đại diện cho phần II, có lẽ bài Nghĩ lại về Pauxtôpxky là thích hợp hơn cả”. Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà văn Nga - Xô-viết Pauxtôpxky là thần tượng của cả một lớp thanh niên Việt Nam vào đời với đầu óc thấm đẫm tình cảm lãng mạn (tích cực). Bài thơ của Bằng Việt, như thường thấy, là sự tranh biện với chính mình và thế hệ mình. Về lý trí, dường như tác giả muốn “dứt khoát” với những ảo tưởng lãng mạn kiểu Pau “Đưa em đi”...
Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn.
Và Pauxtôpxky đã chết! Nhưng cả bài thơ tỏ ra rằng, tác giả sẽ còn luyến nhớ lâu lắm, có lẽ là mãi mãi, “cái thời lãng mạn” ấy.

“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...” Nghe nói, nhờ bài thơ này và nhiều bài thơ dịch của Onga Bécgôn mà Bằng Việt trở thành thần tượng của cánh sinh viên khoa văn các trường đại học một thời. Những câu thơ chấm phá rất “sương khói”, sự hiểu biết và đồng cảm về một chân trời văn học đương có sức hấp dẫn lớn, giọng thơ là lạ và mới vào thời điểm ấy (1969) là những nguyên nhân khiến bài thơ neo được vào tâm trí bạn đọc. Cần nói thêm về giọng thơ: Bằng Việt có cái kiểu dàn trải rất Bằng Việt, ở người khác thì có thể là một nhược điểm nhưng ở anh thì lại tạo ra một cái duyên riêng. Cái giọng ấy có từ bài thơ nổi tiếng Trở lại trái tim mình (1967), Bằng Việt tự nhận là “viết theo giọng Nêruđa”. Từ cái tứ rất bình thường, trở lại với Thủ đô là “trở lại trái tim mình”, Bằng Việt đã có những câu thơ, đoạn thơ rất giàu hình ảnh, tinh tế, một nhạc điệu tha thiết tuy chưa đến mức nồng nhiệt nhưng chân thành, nhờ thế bài thơ đã đứng được với năm tháng. Anh còn một số bài khác thành công theo kiểu này nhưng cũng không ít bài sự dài dòng, nhiều lời khi cảm xúc không đủ độ chín khiến bạn đọc hờ hững. Tôi có thiện cảm với thơ lục bát của Bằng Việt. Thật ngạc nhiên là một cây bút “Tây” như thế lại có thể vận dụng thể thơ dân tộc rất nhuần nhị. Đó là Truông nhà Hồ, Cuối năm, Về Huế đêm rằm... nhất là Về Hương Sơn năm sơ tán ấy (1974) và Lục bát cầu may (2000). Lục bát của Bằng Việt viết thoải mái, cứ như là phóng bút viết chơi, không kỳ khu chặt chẽ quá cả về cấu tứ lẫn vần điệu, không đẩy tâm trạng đến mức độ đau đớn, cực đoan mà chỉ bàng bạc, khơi gợi “Lanh tanh vẫn nước lòng khe/ Ngẩn ngơ chim núi se se dặm rừng”; hoặc “Nếu em là kiếp bềnh bồng/ Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du/ Nếu em khoát mở sa mù/ Thì tôi vĩnh viễn hoá bờ bến xa”... Phải chăng tâm hồn phóng túng mang đậm dấu vết của văn hoá Nga được dồn nén trong “khuôn phép” của thể thơ cổ truyền Việt Nam đã làm nên phong vị riêng cho lục bát của Bằng Việt?

Trong “thế hệ sáu mươi”, “thế hệ Trường Sơn” trên văn đàn, Bằng Việt có vị trí khá ổn định và vững chắc. Tập thơ mới nhất Ném câu thơ vào gió (2000) chứng tỏ sức sáng tạo của anh còn dồi dào. Có được một tiểu sử văn học phong phú như anh không phải là điều dễ dàng.

5/1/2002
Nguyễn Hoàng Sơn
Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội.

Đã in các tập thơ: Hương cây - Bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt - Những khoảng trời, Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời, Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió, Thơ trữ tình (2002)...

Những năm giữa thập kỷ sáu mươi, công chúng văn học đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút mới mà chỉ ít lâu sau đã trở thành chủ lực của thi đàn. Đó là Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Vương A…

Bếp lửa (1968)

Những gương mặt, những khoảng trời (1973)

Đất sau mưa (1977)

Khoảng cách giữa lời (1984)

Cát sáng (1985)

Ném câu thơ vào gió (2001)

Nheo mắt nhìn thế giới (2008)

Bài liên quan

Bengt Berg

Bengt Berg (1946-) là nhà thơ, dịch giả, biên tập viên và chính trị gia Thuỵ Điển. Ông sinh ở Torsby, Värmland. Từ năm 2010-2014, ông là thành viên Quốc hội Thuỵ Điển. Tác phẩm: - Nơi giấc mơ kết thúc (Där drömmen slutar), 1974 - Xe lửa (Drev), 1986 - Chín bông hồng đỏ ở Reykjavik (Nio röda rosor i ...

Bella Akhmadulina Белла Ахмадулина

Bella Akhmadulina (1937-) nhà thơ nữ Nga, sinh tại Mat-xcơ-va. Là gương mặt nữ duy nhất trong bốn tên tuổi nổi bật nhất trong thế hệ những năm 60 ở Liên Xô cũ (cùng Evgueni Evtushenko, Andrey Voznesensky và Robert Rozhdestvensky). Thơ Akhmadulina thấm đẫm chất “thượng lưu tinh thần”. Tác ...

Băng Tâm 冰心

Băng Tâm 冰心 (5/10/1900-28/2/1999) tên thật là Tạ Uyển Oánh 謝婉瑩, quê ở Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm 1918 học y ở trường Đại học Yên Kinh (Bắc Kinh), sau chuyển sang học văn, bắt đầu sáng tác từ năm 1920. Năm 1921, tham gia "Hội nghiên cứu văn học". Năm 1923 sang Mỹ học văn học Anh và viết ...

Băng Sơn Trần Quang Bốn, Mai Băng Phương, Trần Cẩm Giàng, Quang Chi

Băng Sơn (1932-2010) tên thật là Trần Quang Bốn, quê ở Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Các bút danh khác còn có Mai Băng Phương, Trần Cẩm Giàng, Quang Chi... Thể loại sáng tác: thơ, đoản văn, tuỳ bút. Tác phẩm: - Tiếng đồng quê trong tập Bóng bảy màu (1996) - Thú ăn chơi của người Hà Nội tập 1 và tập 2 ...

Bảo Giác thiền sư 寳覺禪師

Thiền sư Bảo Giác 寳覺禪師 (?-1173) là bạn kết giao và cũng là người đã dẫn dắt Thiền sư Tịnh Giới. Năm sinh, quê quán và thân thế sự nghiệp đều không rõ, chỉ biết mất vào tháng Mười năm Quý Tị, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (từ 7 tháng Mười một đến 6 tháng Mười hai năm 1173). Tác phẩm còn ...

Bảo Định Giang Nguyễn Thanh Danh, Nguyễn Thanh, Thu Thuỷ, Văn Kỹ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà

Bảo Định Giang (1919-2005) tên thật là Nguyễn Thanh Danh, nguyên quán tại Xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các bút danh khác: Nguyễn Thanh, Thu Thuỷ, Văn Kỹ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà. Thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Bảo Định Giang xuất thân trong gia đình địa chủ phá sản. Từ năm 1939 ...

Bão Dung 鮑溶

Bảo Dục 鮑溶 tự Đức Nguyên 德源, sống khoảng trước sau năm Nguyên Hoà đời Đường Hiến Tông. Ông trước ẩn cư trong núi ở Giang Nam, sau chu du tứ phương, từng qua lại với Lý Ích, Hàn Dũ, Lý Chính Phong, Mạnh Giao. Ông đỗ tiến sĩ năm 809, nhưng làm quan bất đắc chí. Ông trước tác văn gồm 5 quyển, được chép ...

Bảo Cường Tôn Quốc Cường

Bảo Cường (1943-) tên thật là Tôn Quốc Cường, quê ở Dương Hoà, Thừa Thiên Huế. Ông là nhà thơ, nghệ sĩ ngâm thơ - sáo trúc, cộng tác chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Nhân dân và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. Tác phẩm: - Dặm nhớ (thơ), NXB Văn học, 1997 - Dòng thời gian (thơ), NXB Trẻ, 1999 ...

Bao Chửng 包拯

Bao Chửng 包拯 (999-1062) tự Hy Nhân 希仁, người Hợp Phì, Lư Châu đời Bắc Tống (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc), đậu tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ 5 đời Tống Nhân Tông (tức năm 1027), đã từng giữ các chức vụ quan trọng như Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long Đồ các, phủ doãn Khai Phong, ...

Bão Chiếu 鮑照

Bão Chiếu 鮑照 (414-466) tự Minh Viễn 明遠, người Đông Hải (nay là Viêm Thành, Sơn Đông). Xuất thân trong một gia đình bần hàn. Ông từng làm mấy chức quan nhỏ như Tham quân tiền quân cho Lâm Hải vương Lưu Tử Húc (đời Lương), cuối cùng bị loạn quân Kinh Châu giết chết. Ông là nhà thơ có cống hiến quan ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...