Bộ đề chuẩn bị kì thi trung học phổ thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 16
Liên chờ đợi đoàn tàu đi qua vì đoàn tàu ấy từ Hà Nội về, nó đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ ở cô, nó là hiện thân của một thế giới khác, đầy đủ và tươi sáng hơn thế giới mà cô đang sống. Sự mong đợi đoàn tàu mỗi đêm chính là sự chờ đợi và hi vọng một sự đổi đời, dù cụ thể thế nào, có lẽ ...
Liên chờ đợi đoàn tàu đi qua vì đoàn tàu ấy từ Hà Nội về, nó đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ ở cô, nó là hiện thân của một thế giới khác, đầy đủ và tươi sáng hơn thế giới mà cô đang sống. Sự mong đợi đoàn tàu mỗi đêm chính là sự chờ đợi và hi vọng một sự đổi đời, dù cụ thể thế nào, có lẽ chính Liên cũng còn chưa rõ.
Câu 1.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tuy hoà bình, họp tác vẫn là xu thế lớn nhưng xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, hoạt động li khai, bạo loạn, mất ổn định chính trị, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ... còn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Trong nước, chúng ta đang ra sức phấn đấu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bềnvững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia; tạo nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khókhăn, thách thức, nhất là tác động của suy thoái kinh tế, tài chính, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảolàm ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và đời sống nhân dân, trong đó có thanh niên. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò xung kích của thanh niên với tư cách là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ tuổi, giàu tiềm năng.
(Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam)
1. Nêu những ý chính của đoạn văn.
2. Nêu những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn văn trên.
3. Viết một đoạn văn ngắn phật biểu suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của thanh niên trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Câu 2.
Lời vukhống giống như vết dầu loang; người ta cố bôi xoá nó nhưng dấu vết vẫn còn.
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Câu 3.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Hướng dẫn làm bài
Câu 1.
1. Những ý chính của đoạn văn:
- Sự phức tạp của tình hình thế giới trong những năm tới.
- Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong những năm tới.
- Những khó khăn và thách thức của tình hình trong nước.
- Giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
2. Biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn:
- Trình bày một cách công khai, cô đọng và chính xác các vấn đề.
- Nội dung được trình bày một cách chặt chẽ, logic (mục tiêu phát triển, khó khăn và thách thức trong và ngoài nước, giải pháp thực hiện thắng lợi mục tiêu).
- Câu nhiều mệnh đề, nêu một cách cô đọng nhưng liệt kê đầy đủ các nội dung.
3. Đoạn văn trình bày được một cách nghiêm túc, cụ thể quan điểm cá nhân về những việc thanh niên có thể làm để đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.
Câu 2.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Giải thích ý kiến:
+ Câu nói trên sử dụng một hình ảnh so sánh. Dầu khi đã rơi vào nước sẽ làm nước vẩn đục, sẽ để lại dấu vết trên bề mặt nước. Dù có gắng lọc, tẩy, vót dầu thế nào thì những vết dầu loang vẫn còn trên mặt nước, không thể nào hết hoàn toàn được. Vu khống là bịa đặt chuyện xấu, gán cho một người nào đó để gây mất uy tín người đó. Giống như một vết dầu loang, những lời vu khống sẽ gây tác hại khôn lường đến thanh danh của một người, khó mà có thể gột rửa hoàn toàn.
+ Nội dung của ý kiến: nêu tác hại khủng khiếp của sự vu khống. Một người khi bị vu khống sẽ khó giữ được trọn vẹn thanh danh của mình.
- Bàn luận về ý kiến:
+ Vu khống là một hiện tượng không phải là hiếm gặp trong xã hội. Vu khống có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Có khi chỉ là những lời đồn thổi, những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt, những chuyện truyền tai không chính thức nhưng cũng có khi là những hành động có tính chất nặc danh đối với ai đó và thậm chí, còn liên quan đến cả pháp luật. Không chỉ người trưởng thành mà với thanh, thiếu niên, đôi khi, một cách vô ý thức, các em cũng có thể đang vu khống bạn bè hoặc những người xung quanh.
+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi này, từ sự thù ghét cá nhân cho đến sự tranh giành những quyền lợi khác nhau.
+ Vu khống thường gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người bị vu khống bởi những lòi vu khống thường nhắm vào những chỗ khó có thể rành mạch về lí, những tình huống khó có thể chứng minh, hơn nữa, lại thường tồn tại dưới dạng lời đồn, nặc danh nên ngay cả khi người bị vu khống đã được minh oan thì trong cộng đồng vẫn tồn tại một tâm lí nghi ngờ nhất định theo kiểu “không có lửa làm sao có khói”. Chính điều đó khiến vu khống gây ra những tổn hại lớn đến danh dự của người bị vu khống.
+ Tuy vậy, nhìn từ một góc độ khác, như dân gian có câu “cây ngay không sợ chết đứng”, nếu một người có nhân phẩm, có tư cách bị vu khống, nhất thời có thể gặp phải sự tổn hại về danh dự nhưng về lâu về dài, với nhân phẩm, tư cách của mình, người đó vẫn có thể chứng minh được với mọi người xung quanh về sự ngay thẳng của mình. Chính vì thế nên có thể nói câu nói trên không phải lúc nào cũng đúng và cũng không phải đúng một cách tuyệt đối.
- Bài học về nhận thức và hành động:
+ Cần thận trọng với lời nói của mình, không nên vô tình hoặc hữu ý mà trở thành một kẻ vu khống.
+ Cần góp phần đấu tranh với những lời vu khống.
+ Nếu không may là nạn nhân của sự vu khống, cần luôn tin tưởng, luôn hiểu rằng nếu mình đã có nhân cách, có đạo đức thì cuối cùng, sự trong sạch của mình nhất định sẽ được bảo toàn.
Câu 3.
Bài viết có thể triển khai cức ý chính sau:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Thạch Lam là một trong những nhà văn quan trọng của văn học Việt Nam trước Cách mạng. Cuộc đời sáng tác của ông tuy ngắn ngủi (chỉ kéo dài trong chưa đầy 10 năm) nhưng ông đã có một vị trí không thể thay thế trong lịch sử văn học. Thạch Lam viết nhiều thể loại nhưng thể loại làm nên thành công của ông là truyện ngắn. Truyện ngắn Thạch Lam thường viết về những con người nghèo khổ sống bên lề đô thị. Truyện của ống thường không có cốt truyện, chủ yếu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật.
+ Hai đứa trẻ là truyện ngắn được in trong tập Nắng trong vườn (1938). Đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Không gian của truyện hẹp, thu gọn trong một góc phố huyện gần ga xép. Thời gian của truyện cũng rất ngắn, chỉ từ hoàng hôn cho đến đêm khuya, khi đoàn tàu cuối cùng trong ngày đi qua phố huyện. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn chỉ bao gồm những người nghèo, kiếm sống bằng những nghề vặt vãnh nơi phố huyện: một chị bán nước, một người bán phở gánh, một gia đình hát xẩm... Tất cả được quan sát qua con mắt của một cô bé tuy chưa đến tuổi trưởng thành nhưng đã sớm phải mưu sinh bằng việc trông coi một gian hàng xén nhỏ và chăm sóc đứa em trai còn bé.
- Liên - đứa trẻ sớm trưởng thành với một số phận đặc biệt:
+ Hai chị em Liên có một số phận rất đặc biệt so với những con người khác trong thế giới người nghèo ở phố huyện: hai đứa trẻ từng có một tuổi thơ sung sướng ngắn ngủi khi bố vẫn còn có việc làm ở Hà Nội. Sau này, khi người bố thất nghiệp, gia cảnh sa sút, cả gia đình phải rời khỏi thành phố về sống ở một huyện nhỏ. Dẫu vậy, dù sao, so với những người xung quanh, hai chị em vẫn có một cuộc sống có phần dễ chịu hơn, có một gian hàng để mưu sinh.
+ Do những biến cố của gia đình nên mặc dù mới chỉ là một đứa trẻ nhưng Liên đã sớm phải giúp mẹ, gánh trách nhiệm của một người trưởng thành: chăm lo gian hàng xén và chăm sóc em.
+ Trong Liên vẫn còn những nét tính cách của một đứa trẻ.
• Nghe tiếng trẻ chơi đùa Liên cũng muốn được ra ngoài chơi cùng.
• Cảm giác bé nhỏ và thấy “mỏi trí nghĩ” khi phải đối diện bầu trời sao mênh mông.
+ Dẫu vậy, ở Liên đã có những nét tính cách “già trước tuổi”, sớm trưởng thành do hoàn cảnh.
• Có ý thức chăm lo gian hàng, dọn hàng và dạy bảo em.
• Niềm tự hào về sợi dây xà tích - dấu hiệu của việc được mẹ giao phó trách nhiệm chăm coi cả một "gia tài nhỏ”.
- Một tâm hồn nhân hậu và nhạy cảm:
+ Tâm hồn Liên rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Toàn bộ bức tranh trữ tình, man mác buồn của cảnh vật phố huyện từ lúc hoàng hôn đến đêm khuya được cảm nhận qua những giác quan và tâm hồn hết sức nhạy cảm của cô bé.
. Liên cảm nhận cảnh hoàng hôn, ánh mặt trời sắp tắt, bóng tối trong gian hàng của hai chị em, mùi chợ quê đã tàn với tâm trạng man mác buồn. Liên cảm thấy thân thiết với tất cả thế giới ấy.
. Liên cảm nhận cảnh đêm nơi phố huyện, bóng tối ngập dần, ngắm nhìn những đốm sáng của đom đóm, những “quầng sáng thân mật” của những người xung quanh, ngắm nhìn vũ trụ “thăm thẳm bao la”, những ngôi sao qua tán lá cành bàng và hoa bàng rụng khe khẽ với một tâm trạng nhẹ nhõm và êm đềm.
• Sau khi đoàn tàu đi qua, cô bé chìm vào giấc ngủ "yên tĩnh, củng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
+ Liên có một trái tim nhân hậu, rất nhạy cảm và luôn sẵn sàng rung lên với những mảnh đời bất hạnh xung quanh.
• Liên cảm thương những đứa trẻ nhặt rác khi chợ tàn, muốn giúp chúng mà không thể.
. Liên cư xử rất tử tế với bà cụ điên vẫn thường ghé qua mua rượu, dù trong lòng thấy sợ.
. Dù là đứa trẻ ở thành phố về, dù cuộc sống có phần dễ dàng hơn những người nghèo xung quanh nhưng Liên vẫn gắn bó với họ mà không hề có một chút xa cách.
- Trong Liên luôn giữ những kỉ niệm về Hà Nội và có một niềm mơ ước “một cái gì tươi sáng”:
+ Kí ức của Liên về Hà Nội dù không rõ nét, nhưng là kí ức về một vùng ánh sáng, về một thế giới khác, sung sướng và đầy đủ.
+