Bình xịt bọt các trọng tài World Cup 2018 sử dụng trong những quả đá phạt có gì đặc biệt?
World Cup 2018 là lần thứ hai bình xịt bọt tự tan này góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, sau lần đầu tiên vào World Cup 2014 tại Brazil. Với những người hâm mộ bóng đá, trong vài năm trở lại đây, hình ảnh trọng tài chính của trận đấy cầm những bình xịt bọt ở các tình huống đá ...
World Cup 2018 là lần thứ hai bình xịt bọt tự tan này góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, sau lần đầu tiên vào World Cup 2014 tại Brazil.
Với những người hâm mộ bóng đá, trong vài năm trở lại đây, hình ảnh trọng tài chính của trận đấy cầm những bình xịt bọt ở các tình huống đá phạt trực tiếp không còn là điều xa lạ. Theo đó, những bình xịt này là những bình xịt bọt tự tan. Chúng thường được sử dụng bởi cách trọng tài để đánh dấu vị trí tối nhiều các cầu thủ phòng ngự có thể được đứng trong những quả phạt trực tiếp của đội đối phương (không gần hơn 9,1 mét) hoặc để đánh dấu vị trí đặt bóng cho đội được hưởng quả phạt.
World Cup 2014 tại Brazil là lần đầu tiên bình xịt bọt tự tan được giới thiệu.
Phần bọt tự tan này trông khác gì sơn trắng hoặc một lớp bọt bình thường. Tuy nhiên, điểm thú vị nằm ở chỗ chúng sẽ tự tan đi và gần như không để lại dấu vết gì trong khoảng thời gian trên dưới 1 phút. Vì thế, những bình xịt bọt như thế này trở thành các công cụ đắc lực của trọng tài khi tác nghiệp.
Có thể bạn chưa biết, bình xịt bọt tự tan của các trọng tài chưa 80% là nước, 17% là khí butane, 1% là chất hoạt động bề mặt surfactant và 2% còn lại là một số chất, nguyên liệu khác trong đó có dầu thực vật. Trong đó, butane là chất có thể bốc hơi ngay lập tức, tạo nên những bong bóng khí trong hỗn hợp chất hoạt động bề mặt surfactant/ nước. Surfactant trong khi đó lại có những tác động khiến những quả bong bóng ổn định, bền vững hơn để tạo thành dạng bọt. Cuối cùng thì những quả bong bóng butane cũng vỡ và đây là lúc lớp bọt biến mất, để để lại nước và chất surfactant trên mặt sân.
Heine Allemagne, người được xem là cha đẻ của bọt tự tan.
Năm 2000, một nhà phát minh người Brazil có tên Heine Allemagne đã phát triển thành công chất bọt đặc biệt này dưới tên gọi Spuni. Nó được sử dụng đầu tiên trong bóng đá ở cấp độ chuyên nghiệp là tại Giải Vô địch Brazil Copa João Havelange vào năm 2001. Một hồ sơ sáng chế quốc tế liên quan đến Spuni đã được đệ trình vào ngày 31 tháng 3 năm 2000 và được phê duyệt vào ngày 29 tháng 10 năm 2002. Kể từ thời điểm đó, bọt tự tan đã được sử dụng trong rất nhiều giải đấu bóng đá thế giới. Tháng 6 năm 2014, phiên bản thương mại mới nhất của dạng bình xịt bọt tự tan này mang tên gọi “9-15” đã ra mắt tại World Cup 2014 và được phát triển bởi một người Argentina có tên Pablo Silva.
Bọt tự tan đến nay xuất hiện tại rất nhiều giải đấu lớn, nhỏ trên thế giới. Ở World Cup 2018, dĩ nhiên nó cũng được áp dụng.
Gần đây, ông Heine Allemagne đã lên tiếng về việc FIFA đã sử dụng phát minh của ông mà không hề trả một xu chi phí nào. Toà án Brazil cũng từng ra cáo buộc tương tự tuy nhiên không nhận được phản hồi từ FIFA.