Đề bài: Bình luận về câu nói: “Một điều nhịn chín điều lành” Bài làm: Cha ông ta từ xưa đến nay đã đúc rút bao kinh nghiệm nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ. “Một điều nhịn, chín điều lành” cũng nằm trong số đó. Câu tục ngữ như một lời dạy con mỗi người trước nhưng khó khăn trong cuộc sống. “Một điều nhịn chín điều lành” là quan niệm sống, cách ứng xử thông minh của con người. Trước những biến cố, trước những khó khăn, thử thách, con người luôn cần một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để ứng xử một cách tỉnh táo trước mọi tình huống của cuộc sống. Con người hàng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội, tiếp xúc với nhiều người, nhiều thể loại người trong xã hội. Trong số ấy, không thể tránh khỏi những xích mích, xung đột. “Một điều nhịn chín điều lành” là một trong các phương châm cảu con người khi đối mặt với những điều ngoài ý muốn xảy đến. Bình luận về câu nói: “Một điều nhịn chín điều lành” Người dân Việt Nam luôn đề cao và phấn đấu sống “Dĩ hòa vi quý” an yên trước mọi chuyện. Vì thế, đứng trước mọi xích mích người ta thường tâm niệm “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “Chín” là số từ chỉ mức độ. Một điều nhịn đó là sự nhẫn nhịn của con người. Điều nhịn này giúp con người có thể tránh được một hay nhiều tai họa, mọi chuyện sẽ có thể kiểm soát được và đặc biệt không xảy ra những điều ngoài ý muốn. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tiểu nhân, tầm thường mới không biết nhường nhịn, luôn so đo phân cao thấp với người khác. Chữ “Nhịn” không phải là nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, mà đó là sự tôn trọng, sự tôn trọng của con người trước mọi xích mích. “Nhịn” là một biểu hiện của đức tính nhẫn nại, kiên nhẫn. “Lành” là kết quả của “Nhịn”. Nhịn giúp con người ta bình tĩnh hơn trong cuộc tranh luận. Một lần nhịn cũng có thể làm mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn. “Một điều nhịn chín điều lành” giúp con người tránh khỏi những điều đáng tiếc và không lường trước được. Nín nhịn không đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược. Người nín nhịn là người có lòng kiên nhẫn , bình tĩnh, sáng suốt. Khi có xích mích, con người thường khó kiểm soát mình, cáu giận làm con người ta mất khôn, dẫn đến những hành động nhất thời, có thể để lại hậu quả xấu về sau. Sự nín nhịn của con người được đề cao để giữ được hòa khí, con người bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh. Sự nín nhịn, nhún nhường giúp con người tránh được những chuyện không hay là điều mà con người luôn hướng tới. Nín nhịn là cách con người thể hiện sự tôn trọng bản thân cũng như người xung quanh. Nếu không có điều này, con người sẽ không kìm chế được bản thân, có những hành động bộc phá, khó gọi tên. “Một điều nhịn chín điều lành” là một triết lý, một cảnh giới mà con người cần hướng tới trong cuộc sống. Nín nhịn, nhún nhường không phải vì chúng ta kém cỏi trước người khác hay không phải vì chúng ta không đủ lý luận để có thể thắng trong cuộc tranh luận. Nhịn thể hiện sự sáng suốt, bình tĩnh trong mọi việc. Khi có được bình tĩnh, con người sẽ có những phát ngôn, bình luận chính xác. “Một điều nhịn chín điều lành” không phải là vô cảm trước mọi sự trên đời. Có nhiều người lầm tưởng “Một điều nhịn chín điều lành” là mọi sự không liên quan không xen vào, mọi sự bên ngoài ta thì không quan tâm là hoàn toàn sai. Nếu ra đường, ta chẳng may gặp tai nạn, hay gặp điều rủi ro giữa đường, sự tương trọ của con người là cần thiết. Không vì “Một điều nhịn chín điều lành” mà bỏ qua, mà phớt lờ như chưa có chuyện xảy ra. Cũng có trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc, giữa đường gặp kẻ bần hàn, người nghèo khó không giúp đỡ khiến lương tâm cắn rứt. “Một điều nhịn chín điều lành” chỉ rõ cho ta thấy, trong cuộc sống cần biết điểm dừng của bản thân ở đâu, biết mình phải như thế nào. Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân giúp con người chinh phục thành công một cách dễ dàng. Nín nhịn để quan sát đối phương, biết điểm mạnh và điểm yếu của đối phương ở đâu trong cuộc tranh luận giống như câu nói: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Đó cũng là điều mà người giao tiếp giỏi luôn hướng tới. Biểu hiện rõ nhất và vận dụng tốt nhất của một điều nhịn, chín điều lành trong các phiên tòa, các luật sư bào chữa luôn rất mực khiêm tốn khi đưa ra quan điểm tranh luận, vì các bị ấy luôn biết, chỗ nào nên nói ra điều gì. Tuân thủ qui luật giao tiếp giúp con người sống tốt hơn, luôn chinh phục được những đỉnh cao của sự giao tiếp. Nắm được qui luật này, con người sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn được mọi người tôn trọng. “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” cũng là một châm ngôn tương tự như “Một điều nhịn chín điều lành” đó luôn là cảnh giới mà con người hướng tới. Việc tránh mọi phiền toái là cần thiết, song. Những điều mà hại đến bản thân mình thì nên tránh, còn có những chuyện bên ngoài, nếu có thể tương trợ được, ta vẫn nên tương trợ giúp đỡ mọi người, tránh thói sống vô cảm. Câu châm ngôn: “Một điều nhịn chín điều lành” quả là đúng. Hà Vũ Bình luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lànhDánh giá bài viết
Đề bài: Bình luận về câu nói: “Một điều nhịn chín điều lành”
Bài làm:
Cha ông ta từ xưa đến nay đã đúc rút bao kinh nghiệm nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ. “Một điều nhịn, chín điều lành” cũng nằm trong số đó. Câu tục ngữ như một lời dạy con mỗi người trước nhưng khó khăn trong cuộc sống.
“Một điều nhịn chín điều lành” là quan niệm sống, cách ứng xử thông minh của con người. Trước những biến cố, trước những khó khăn, thử thách, con người luôn cần một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để ứng xử một cách tỉnh táo trước mọi tình huống của cuộc sống.
Con người hàng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội, tiếp xúc với nhiều người, nhiều thể loại người trong xã hội. Trong số ấy, không thể tránh khỏi những xích mích, xung đột. “Một điều nhịn chín điều lành” là một trong các phương châm cảu con người khi đối mặt với những điều ngoài ý muốn xảy đến.
Người dân Việt Nam luôn đề cao và phấn đấu sống “Dĩ hòa vi quý” an yên trước mọi chuyện. Vì thế, đứng trước mọi xích mích người ta thường tâm niệm “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “Chín” là số từ chỉ mức độ. Một điều nhịn đó là sự nhẫn nhịn của con người. Điều nhịn này giúp con người có thể tránh được một hay nhiều tai họa, mọi chuyện sẽ có thể kiểm soát được và đặc biệt không xảy ra những điều ngoài ý muốn.
Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tiểu nhân, tầm thường mới không biết nhường nhịn, luôn so đo phân cao thấp với người khác. Chữ “Nhịn” không phải là nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, mà đó là sự tôn trọng, sự tôn trọng của con người trước mọi xích mích. “Nhịn” là một biểu hiện của đức tính nhẫn nại, kiên nhẫn. “Lành” là kết quả của “Nhịn”. Nhịn giúp con người ta bình tĩnh hơn trong cuộc tranh luận. Một lần nhịn cũng có thể làm mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn.
“Một điều nhịn chín điều lành” giúp con người tránh khỏi những điều đáng tiếc và không lường trước được. Nín nhịn không đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược. Người nín nhịn là người có lòng kiên nhẫn , bình tĩnh, sáng suốt. Khi có xích mích, con người thường khó kiểm soát mình, cáu giận làm con người ta mất khôn, dẫn đến những hành động nhất thời, có thể để lại hậu quả xấu về sau.
Sự nín nhịn của con người được đề cao để giữ được hòa khí, con người bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh. Sự nín nhịn, nhún nhường giúp con người tránh được những chuyện không hay là điều mà con người luôn hướng tới. Nín nhịn là cách con người thể hiện sự tôn trọng bản thân cũng như người xung quanh. Nếu không có điều này, con người sẽ không kìm chế được bản thân, có những hành động bộc phá, khó gọi tên.
“Một điều nhịn chín điều lành” là một triết lý, một cảnh giới mà con người cần hướng tới trong cuộc sống. Nín nhịn, nhún nhường không phải vì chúng ta kém cỏi trước người khác hay không phải vì chúng ta không đủ lý luận để có thể thắng trong cuộc tranh luận. Nhịn thể hiện sự sáng suốt, bình tĩnh trong mọi việc. Khi có được bình tĩnh, con người sẽ có những phát ngôn, bình luận chính xác.
“Một điều nhịn chín điều lành” không phải là vô cảm trước mọi sự trên đời. Có nhiều người lầm tưởng “Một điều nhịn chín điều lành” là mọi sự không liên quan không xen vào, mọi sự bên ngoài ta thì không quan tâm là hoàn toàn sai. Nếu ra đường, ta chẳng may gặp tai nạn, hay gặp điều rủi ro giữa đường, sự tương trọ của con người là cần thiết. Không vì “Một điều nhịn chín điều lành” mà bỏ qua, mà phớt lờ như chưa có chuyện xảy ra. Cũng có trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc, giữa đường gặp kẻ bần hàn, người nghèo khó không giúp đỡ khiến lương tâm cắn rứt.
“Một điều nhịn chín điều lành” chỉ rõ cho ta thấy, trong cuộc sống cần biết điểm dừng của bản thân ở đâu, biết mình phải như thế nào. Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân giúp con người chinh phục thành công một cách dễ dàng. Nín nhịn để quan sát đối phương, biết điểm mạnh và điểm yếu của đối phương ở đâu trong cuộc tranh luận giống như câu nói: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Đó cũng là điều mà người giao tiếp giỏi luôn hướng tới. Biểu hiện rõ nhất và vận dụng tốt nhất của một điều nhịn, chín điều lành trong các phiên tòa, các luật sư bào chữa luôn rất mực khiêm tốn khi đưa ra quan điểm tranh luận, vì các bị ấy luôn biết, chỗ nào nên nói ra điều gì. Tuân thủ qui luật giao tiếp giúp con người sống tốt hơn, luôn chinh phục được những đỉnh cao của sự giao tiếp. Nắm được qui luật này, con người sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn được mọi người tôn trọng.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào” cũng là một châm ngôn tương tự như “Một điều nhịn chín điều lành” đó luôn là cảnh giới mà con người hướng tới. Việc tránh mọi phiền toái là cần thiết, song. Những điều mà hại đến bản thân mình thì nên tránh, còn có những chuyện bên ngoài, nếu có thể tương trợ được, ta vẫn nên tương trợ giúp đỡ mọi người, tránh thói sống vô cảm. Câu châm ngôn: “Một điều nhịn chín điều lành” quả là đúng.
Hà Vũ