03/06/2017, 23:37
Bình luận khổ thơ cuối cùng trong bài Tự do của P. Ê-luy-a: "Và do sứt mạnh một từ/ Tôi làm lại cuộc đời/ Tôi sinh ra để biết em/ Để gọi tên em/ Tự do”.
Nen-xơn Man-đê-la, vị lãnh tụ phong trào cách mạng của nhân dân Nam Phi từng nói: "Tự do không chỉ là sự cởi bỏ những dây trói và xiềng xích, mà tự do còn là ở chỗ mở rộng tự do cho người khác". Tự do. Đó là sự đoàn kết để đấu tranh chống kẻ thù chung, chống áp bức bóc lột hoặc chống ...
Nen-xơn Man-đê-la, vị lãnh tụ phong trào cách mạng của nhân dân Nam Phi từng nói: "Tự do không chỉ là sự cởi bỏ những dây trói và xiềng xích, mà tự do còn là ở chỗ mở rộng tự do cho người khác".
Tự do. Đó là sự đoàn kết để đấu tranh chống kẻ thù chung, chống áp bức bóc lột hoặc chống lại mọi hình thức áp chế bất công khác. Tự do gắn liền với việc tự mình giải phóng mình, đổng thời cũng phải biết giải phóng cho người khác. Tự do đòi hỏi ở mức độ cao nhất mọi sự nỗ lực để chinh phục, để chiếm lĩnh hoặc trỏ thành con người tự do.
Trong bài thơ Tự do - khúc thánh ca của nhân dân Pháp trong chiến tranh chống phát xít Đức, P. Ê-luy-a, nhà thơ tiêu biểu Pháp TK XX cảm nhận tự do có một sức mạnh riêng :
"Và do sứt mạnh một từ
Tôi làm lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
Tự do”.
Đây là khổ thơ cuối cùng của bài Tự do. Mạch thơ được dồn nén lại, kết tinh để tạo ra một sức mạnh vật chất. Sức mạnh được tạo nên bởi một từ duy nhất: Liberté (tự do). Xiềng xích, nô lệ, sự trói buộc..., hiện thân của sự mất tự do. Nói cách khác, nó tước đoạt và bóp nghẹt sự sống, quyền sống, khát vọng sống. Và rất có thể làm tê liệt ý thức sống của con người. Còn tự do - nó có sức mạnh kì diệu giúp "tôi" "làm lại cuộc đời". Tự do giúp cho con người hồi sinh lại. Sự tái sinh từ gốc độ nhận thức, sự trưởng thành về nhận thức. Nhờ đò, con người mang một tầm vóc khác.
Sức mạnh của tự do mang tính vật chất. Tự do có khả năng mang lại cuộc sống mới, làm thay đổi cuộc đời cho mọi người, tái sinh con người. Con người được sống lại trong không khí tự do, được nuôi dưỡng bằng tự do và để được nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn giá trị của tự do. Tự do trở thành nhu cầu của con người, trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không thể thiêu được của con người, của các dân tộc.
Tuy nhiên, tự do không phải là những hoạt động mang tính bản năng vô tổ chức, vô chính phủ. Tự do cấn được hiểu trong quan hệ chặt chẽ với hiểu biết. Mác vĩ đại đã từng nhận xét: Tự do nghĩa là tất yếu được nhận thức. Không thể có tự do mà không có hiểu biết, không song hành với tri thức. Con người có tự do là con người hiểu biết. Ét-sin, nhà viết kịch cổ đại Hi Lạp nổi tiếng đã kí thác khát vọng - quan niệm về tự do trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê xiềng). Prô-mê-tê chấp nhận và chịu đựng mọi hình phạt tàn bạo của Thần Dớt, chúa tể bầu trời (bị xiềng vào núi đá trong nắng lửa thiêu đốt, hàng ngày bị một con ác điểu đến moi gan) nhưng kiên quyết không cho Dớt biết bí mật riêng tư gắn với sự thống trị của ông ta, kiên quyết không chịu làm nô lệ cho Dớt, cho dù Dớt có hứa ban tặng nhiều quyền cao chức trọng. Đối với Prô-mê- tê, với Et-sin, tự do là sự hiểu biết cao nhất, ai có hiểu biết người ấy có tự do, hiểu biết càng cao, giới hạn của tự do càng được mở rộng. Con người có hiểu biết cũng đồng nghĩa với việc con người nắm được qui luật vận động của thế giới vạn vật, có khả năng và bản lĩnh tự chủ, tụ tin trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp.
Đoạn thơ không chỉ là tiếng nói khát vọng tự do mãnh liệt của P. Ê-luy-a, đó còn là sự trải nghiệm, đúc kết giá trị vĩnh hằng của Tự do; không chỉ là sự khẳng định mục tiêu tranh đấu của người dân Pháp trong thời kì đen tối, mà còn là khát vọng nhân văn phổ quát muôn đời của nhân loại. Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không phải chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hi vọng của cả dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người" (Sóng Hồng). Thơ của P. Ê-luy-a là như vậy.
Trong bài thơ Tự do - khúc thánh ca của nhân dân Pháp trong chiến tranh chống phát xít Đức, P. Ê-luy-a, nhà thơ tiêu biểu Pháp TK XX cảm nhận tự do có một sức mạnh riêng :
"Và do sứt mạnh một từ
Tôi làm lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
Đây là khổ thơ cuối cùng của bài Tự do. Mạch thơ được dồn nén lại, kết tinh để tạo ra một sức mạnh vật chất. Sức mạnh được tạo nên bởi một từ duy nhất: Liberté (tự do). Xiềng xích, nô lệ, sự trói buộc..., hiện thân của sự mất tự do. Nói cách khác, nó tước đoạt và bóp nghẹt sự sống, quyền sống, khát vọng sống. Và rất có thể làm tê liệt ý thức sống của con người. Còn tự do - nó có sức mạnh kì diệu giúp "tôi" "làm lại cuộc đời". Tự do giúp cho con người hồi sinh lại. Sự tái sinh từ gốc độ nhận thức, sự trưởng thành về nhận thức. Nhờ đò, con người mang một tầm vóc khác.
Sức mạnh của tự do mang tính vật chất. Tự do có khả năng mang lại cuộc sống mới, làm thay đổi cuộc đời cho mọi người, tái sinh con người. Con người được sống lại trong không khí tự do, được nuôi dưỡng bằng tự do và để được nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn giá trị của tự do. Tự do trở thành nhu cầu của con người, trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không thể thiêu được của con người, của các dân tộc.
Tuy nhiên, tự do không phải là những hoạt động mang tính bản năng vô tổ chức, vô chính phủ. Tự do cấn được hiểu trong quan hệ chặt chẽ với hiểu biết. Mác vĩ đại đã từng nhận xét: Tự do nghĩa là tất yếu được nhận thức. Không thể có tự do mà không có hiểu biết, không song hành với tri thức. Con người có tự do là con người hiểu biết. Ét-sin, nhà viết kịch cổ đại Hi Lạp nổi tiếng đã kí thác khát vọng - quan niệm về tự do trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê xiềng). Prô-mê-tê chấp nhận và chịu đựng mọi hình phạt tàn bạo của Thần Dớt, chúa tể bầu trời (bị xiềng vào núi đá trong nắng lửa thiêu đốt, hàng ngày bị một con ác điểu đến moi gan) nhưng kiên quyết không cho Dớt biết bí mật riêng tư gắn với sự thống trị của ông ta, kiên quyết không chịu làm nô lệ cho Dớt, cho dù Dớt có hứa ban tặng nhiều quyền cao chức trọng. Đối với Prô-mê- tê, với Et-sin, tự do là sự hiểu biết cao nhất, ai có hiểu biết người ấy có tự do, hiểu biết càng cao, giới hạn của tự do càng được mở rộng. Con người có hiểu biết cũng đồng nghĩa với việc con người nắm được qui luật vận động của thế giới vạn vật, có khả năng và bản lĩnh tự chủ, tụ tin trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp.
Đoạn thơ không chỉ là tiếng nói khát vọng tự do mãnh liệt của P. Ê-luy-a, đó còn là sự trải nghiệm, đúc kết giá trị vĩnh hằng của Tự do; không chỉ là sự khẳng định mục tiêu tranh đấu của người dân Pháp trong thời kì đen tối, mà còn là khát vọng nhân văn phổ quát muôn đời của nhân loại. Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không phải chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hi vọng của cả dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người" (Sóng Hồng). Thơ của P. Ê-luy-a là như vậy.