Lí tưởng giúp cho tâm hồn, nhân cách của con người trở nên cao đẹp hơn lên. Bằng hiểu biết văn học và thực tế cuộc sống, hãy chứng minh nhận định trên.
Nhiều người trong chúng ta, dẫu ít khi nói ra thành lời, nhưng trong lòng vẫn hằng ấp ủ một giấc mộng lớn. Giấc mộng ấy có ích cho cuộc đời mình và có ích cho cả xã hội. Đó chính là lí tưởng. Lí tưởng là những ước mơ, hoài bão vươn lên trong cuộc sống nhằm đạt tới những mục đích cao cả, có ý nghĩa ...
Nhiều người trong chúng ta, dẫu ít khi nói ra thành lời, nhưng trong lòng vẫn hằng ấp ủ một giấc mộng lớn. Giấc mộng ấy có ích cho cuộc đời mình và có ích cho cả xã hội. Đó chính là lí tưởng. Lí tưởng là những ước mơ, hoài bão vươn lên trong cuộc sống nhằm đạt tới những mục đích cao cả, có ý nghĩa không chỉ đối với mỗi cá nhân con người mà còn đỗi với xã hội rộng lớn. Lí tưởng sẽ giúp cho chúng ta mài sắc hơn ý chí và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Lí tưởng chính là người ...
Trong phạm vi hẹp hơn, ở bản thân mỗi con người, lí tưởng có những ý nghĩa khác nhau. Đó chính là sự bền vững về lập trường tư tưởng, sự rắn rỏi về nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Khi đã ấp ủ trong lòng lí tưởng sống cao đẹp, con người thường có niềm khao khát cháy bỏng muốn chinh phục được đỉnh cao của vinh quang, của chiến thắng nhằm biến mọi ước mơ trở về trong tầm tay của mình. Do đó, lí tưởng không những đem đến bao điều có thực của cuộc sống mà còn làm cho tâm hồn con người trở nên cao đẹp hơn, tựa như cây hoa được bồi bổ thêm nguồn dinh dưỡng khiến cho bông hoa có hương thơm và sắc màu sặc sỡ hơn. Quả thực, nếu lí tưởng được nuôi dưỡng, tâm hồn con người cũng nhờ đó mà lớn lên; phẩm chất con người ngày càng được bổi dưỡng và tôi luyện thêm.
Chính văn học đã dạy chúng ta biết trân trong tâm hồn, nhân cách cao cả và trong sáng, có tinh thần và nghị lực mạnh mẽ, và nhất là phải biết nuôi dưỡng những hoài bão lớn cho cuộc đời mình. Phạm Ngũ Lão, một danh tướng đời Trần, đã từng trăn trở về cái hoài bão được giết giặc lập công, đến nợ nam nhi:
"Hoành sáo giang sơn khắp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khi thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
(Múa giáo non sông đã mấy thu
Ba quân khi mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
(Thuật hoài)
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ (thời Nguyễn) cũng đã từng nói tới hoài bão như thế:
"Đã mang tiếng đứng trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông".
(Nợ tang bồng)
Cái lí tưởng cao đẹp lúc bấy giờ đã được đồng nhất trong ý chí lập công danh. Đó là lí tưởng của những đấng nam nhi muốn đem tài trí của mình phụng sự "giang san". Người xưa đã coi lí tưởng sống của kẻ làm trai là món "nợ tang bồng"
"Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".
(Chí anh hùng - Nguyễn Công Trứ) Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đã từng nói:
"Làm trai phải lạ ở trên đời,
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thủa há không ai”.
Câu thơ ấy chứa đựng một lí tưởng sống cao đẹp, khẳng định cái "tôi" cá nhân của tác giả, quyện hoà làm một với cái "ta" tức lợi ích của quốc gia, dân tộc. Người làm trai thì phải làm nên sự nghiệp lớn, phải "lạ ở trên đời", nghĩa là ở sự phi thường về nghị lực, về tinh thần để nuôi chí lớn mà không thể buông xuôi theo số phận cuộc đời. Đó chính là khát vọng phụng sự Tổ quốc, giang ơn, làm rạng danh cho non sông gấm vóc của người trai trẻ. Hoài bão ấy thật lớn lao, khát vọng ấy thật cao đẹp, mà chỉ có những người mang lí tưởng lớn mới có được.
Chỉ từ những ước mơ cao quý, tâm hồn con người mới trở nên cao đẹp hơn. Đó chính, là giá trị của việc tôi luyện ý chí, mài sắc nghị lực, vượt qua muôn vàn thử thách, dám nghĩ dám làm...
Trong những năm đầu của phong trào cách mạng vô sản, người chiến sĩ - nhà thơ Tố Hữu đã từng bộc lộ niềm phấn khởi, cuồng nhiệt của một thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng lớn của Đảng:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mật trời chân lí chói qua tim,
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
(Từ ấy)
Khi giác ngộ lí tưởng là khi thấy tâm hồn mình bừng sáng:
"Mặt trời chân lý chói qua tim"....
Đó cũng là khi tâm hồn người chiến sĩ tràn ngập niềm vui:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
Khi nhà thơ bắt gặp "chân lí" thi cùng lúc đó cảm thấy tâm hồn luôn rạo rực, vui say như con chim tung cánh hót vang giữa vườn hoa đầy hương sắc. Quả là kì diệu và cũng thật phi thường, trái tim như bừng nở đón lấy bao nhiêu niềm vui sướng hân hoan trong đường đời tranh đấu. Và với lí tưởng cộng sản, người thanh niên cảm thấy được hoà nhập tâm hồn mình với cuộc sống rộng lớn bao la của quần chúng nhân dân:
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người,
Để tình trang trải với trăm nơi;
Để hồn tôi với bao hổn khổ,
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"...
Những sự phân tích trên cho thấy, chính lí tưởng, hoài bão đã khiến cho tâm hồn nhân cách của con người thêm cao đẹp. Ngược lại không có lí tưởng, cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa. Ý nghĩa của lí tưởng đối với cuộc sống con người là động lực của sự tiến bộ. Nhờ vào lí tưởng cao cả, chúng ta mới có thể vượt qua mọi thử thách để đến với đích cuối cùng của sự nghiệp.
Tựu trung lại ta có thể nói: Lí tưởng chính là nguồn gốc nuôi dưỡng và làm đẹp tâm hồn. Thanh niên thời đại nào cũng vậy, cần có lí tưởng sống. Và hơn bao giờ hết, thanh niên hiện nay cần nung nấu trong lòng mình lí tưởng sống cao đẹp để ngày mai có đủ khả năng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân trên bước đường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hôi; làm sao để nước ta trở thành một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh...