03/06/2017, 23:37
Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Anh/chị thấy ý kiến này như thế nào? (Bài 2)
Cuộc sống luôn cho chúng ta những bài học quý giá. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta không chỉ biết tích cực phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, tác phong tốt mà còn phải biết cảnh giác, phòng ngừa, tránh xa những thói hư, tật xấu. "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn ...
Cuộc sống luôn cho chúng ta những bài học quý giá. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta không chỉ biết tích cực phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, tác phong tốt mà còn phải biết cảnh giác, phòng ngừa, tránh xa những thói hư, tật xấu. "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính". Ý kiến này đã cảnh báo tất cả chúng ta cần có ý thức phòng ngừa đối với thói hư tật xấu ở đời.
Thật vậy, thói hư tật xấu vốn không phải là những gì xa lạ, chúng không như những tên kẻ thù xâm lược, mang vũ khí đến nhà mình. Lúc đầu, chúng chỉ là những "vị khách qua đường", nếu không muốn nói rằng thực ra chúng rất gần gũi với chúng ta. Chẳng hạn: Một sự say mê đọc truyện tranh quá mức, một thói quen ngủ dậy muộn, thói quen thức và làm việc quá khuya,... cho đến những sở thích trêu ghẹo bạn bè, thói hay gây gổ đánh nhau, lại còn chuyện "Chat", "game", phim chưởng... Tất cả những cái đó thực sự lúc đầu chỉ là vị "khách qua đường", nhưng dần dần sẽ trở thành những "người bạn thân thiết” và nếu tiến thêm chút nữa, chúng sẽ trở thành "chủ nhân" của bạn, điều khiển, thao túng bạn.
Bởi vì xét cho cùng, những vị "khách qua đường" ấy tự bản thân nó lúc đầu cũng chẳng phải là cái xấu. Những tác phẩm truyện tranh, những bộ phim "chưởng ", nhũng trò chơi "game" rất hấp dẫn, đến nỗi người lớn cũng rất ham mê. Nói chung chúng đều dạy người ta những phẩm chất đáng quí, biết yêu lẽ phải, sự công bằng, ghét cái bất công, độc ác... Thế nhưng, vấn đề là ở mỗi chúng ta: nếu không biết dừng lại ở mức độ nhất định của sự ham mê, thì tất cả những thứ đó sẽ tạo ra cho chúng ta một thói quen thưởng thức và hưởng thụ đơn giản, tiêu diệt tất cả thời gian, và nguy hiểm hơn là chúng ta sẽ không được trang bị những kiến thức cốt lõi, những kĩ năng quan trọng và cần thiết khác để bước vào đời.
Điều tệ hại hơn cả là, dẫu "người khách qua đường" ấy chưa phải là kẻ xấu nhưng khi chúng ta nhân nhượng, dần dần, anh ta sẽ trở thành "chủ nhân” điều khiển chúng ta; đặc biệt, đó lại là một "chủ nhân nguy hiểm", từng dẫn nhiều bạn thanh thiếu niên đến với tệ nan xã hội.
Ý kiến nêu trên vừa có giá trị như một lời khuyên, một lời cảnh báo.
Thanh niên chúng ta hiện nay đang được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng là một môi trường vô số điều phức tạp. Bước chân ra khỏi nhà là biết bao điều cám dỗ. Chỉ cần mất cảnh giác, chỉ cần một chút để rơi nghị lực, chúng ta có thể sẽ bị rơi vào những cái bẫy chết người như cờ bạc, mại dâm, ma tuý và nhiều tệ nạn xã hội khác. Theo các câu chuyện thực tế, lúc đầu, chúng rất ít khi hiện nguyên hình mà thường chỉ là những "vị khách qua đường" mà thôi. Hãy cảnh giác, không để chúng trở thành "chủ nhân" trong ngôi nhà hạnh phúc của mỗi chúng ta.
Kết thúc bài viết này, tôi chỉ muốn một lần nữa được nêu cao hình ảnh bông sen trong ca dao Việt Nam, dẫu phải chịu cảnh bùn lầy nước đọng, nhưng vẫn luôn đẹp đẽ và thơm ngát bỏi tâm hồn và phẩm chất trong sạch:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Chúng ta hoàn toàn nhất trí với nhận định trên đây: "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính" Đó là một kinh nghiệm đúng đắn và sâu sắc, có tác dụng giáo dục và giúp đỡ thế hệ trẻ chúng ta phòng ngừa những thói hư tật xấu có thể làm tổn hại đến phẩm chất, danh dự của mỗi chúng ta.
Mỗi người thanh niên chân chính cần phải như một bông hoa sen, bất chấp hoàn cảnh "bùn lầy, nước đọng", phấn đấu giữ gìn phẩm chất trong sạch để sau này được đua hương, khoe sắc với đời.
Bởi vì xét cho cùng, những vị "khách qua đường" ấy tự bản thân nó lúc đầu cũng chẳng phải là cái xấu. Những tác phẩm truyện tranh, những bộ phim "chưởng ", nhũng trò chơi "game" rất hấp dẫn, đến nỗi người lớn cũng rất ham mê. Nói chung chúng đều dạy người ta những phẩm chất đáng quí, biết yêu lẽ phải, sự công bằng, ghét cái bất công, độc ác... Thế nhưng, vấn đề là ở mỗi chúng ta: nếu không biết dừng lại ở mức độ nhất định của sự ham mê, thì tất cả những thứ đó sẽ tạo ra cho chúng ta một thói quen thưởng thức và hưởng thụ đơn giản, tiêu diệt tất cả thời gian, và nguy hiểm hơn là chúng ta sẽ không được trang bị những kiến thức cốt lõi, những kĩ năng quan trọng và cần thiết khác để bước vào đời.
Điều tệ hại hơn cả là, dẫu "người khách qua đường" ấy chưa phải là kẻ xấu nhưng khi chúng ta nhân nhượng, dần dần, anh ta sẽ trở thành "chủ nhân” điều khiển chúng ta; đặc biệt, đó lại là một "chủ nhân nguy hiểm", từng dẫn nhiều bạn thanh thiếu niên đến với tệ nan xã hội.
Ý kiến nêu trên vừa có giá trị như một lời khuyên, một lời cảnh báo.
Thanh niên chúng ta hiện nay đang được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng là một môi trường vô số điều phức tạp. Bước chân ra khỏi nhà là biết bao điều cám dỗ. Chỉ cần mất cảnh giác, chỉ cần một chút để rơi nghị lực, chúng ta có thể sẽ bị rơi vào những cái bẫy chết người như cờ bạc, mại dâm, ma tuý và nhiều tệ nạn xã hội khác. Theo các câu chuyện thực tế, lúc đầu, chúng rất ít khi hiện nguyên hình mà thường chỉ là những "vị khách qua đường" mà thôi. Hãy cảnh giác, không để chúng trở thành "chủ nhân" trong ngôi nhà hạnh phúc của mỗi chúng ta.
Kết thúc bài viết này, tôi chỉ muốn một lần nữa được nêu cao hình ảnh bông sen trong ca dao Việt Nam, dẫu phải chịu cảnh bùn lầy nước đọng, nhưng vẫn luôn đẹp đẽ và thơm ngát bỏi tâm hồn và phẩm chất trong sạch:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Chúng ta hoàn toàn nhất trí với nhận định trên đây: "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính" Đó là một kinh nghiệm đúng đắn và sâu sắc, có tác dụng giáo dục và giúp đỡ thế hệ trẻ chúng ta phòng ngừa những thói hư tật xấu có thể làm tổn hại đến phẩm chất, danh dự của mỗi chúng ta.
Mỗi người thanh niên chân chính cần phải như một bông hoa sen, bất chấp hoàn cảnh "bùn lầy, nước đọng", phấn đấu giữ gìn phẩm chất trong sạch để sau này được đua hương, khoe sắc với đời.