03/06/2017, 23:37

Kết hợp kiến thức văn học với những hiểu biết về đời sống, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề "giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ, lang thang".

Đất nước chúng ta sau chiến tranh đang từng ngày thay da đổi thịt. Trong thời kì đổi mới, hội nhập, những đô thị lớn ra đời, nhà cao tầng mọc san sát, các khu công nghiệp ngày đêm hoạt động náo nhiệt, khẩn trương, cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện so với thực trạng đời sống trước đây ...

Đất nước chúng ta sau chiến tranh đang từng ngày thay da đổi thịt. Trong thời kì đổi mới, hội nhập, những đô thị lớn ra đời, nhà cao tầng mọc san sát, các khu công nghiệp ngày đêm hoạt động náo nhiệt, khẩn trương, cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện so với thực trạng đời sống trước đây khoảng vài chục năm. Tuy vậy xã hội còn bao điếu vướng mắc, cần phải tháo gỡ, mà không phải tháo gỡ một sớm một chiều là xong được. Hạnh phúc, niềm vui đã đến với mọi nhà, mọi người, nhưng không ...

Trước hết, phải thấy rằng, hiện tượng trên là khá phổ biến ở nhiều nước, nhất là các nước kinh tế chưa phát triển. Hậu quả chiến tranh, thiên tai để lại thật nặng nề. Ngay cả các quốc gia phát triển thực trạng trên cũng vẫn còn nhiều nhức nhối. Có người nói: cuộc sống không bao giờ nguyên vẹn cả, có góc sáng góc tối, có giàu và nghèo, có hạnh phúc và bất hạnh, có may mắn và rủi ro. Số phận con người trong cái thế giới bao la và phức tạp này nhiều khi rất khó đoán định trước. Cho nên, có thể nói, hiện tượng trẻ em cơ nhỡ, lang thang chính là một trong những mặt trái của cơ chế thị trường, của những sự tiến bộ nhanh chóng trong xã hội.

Với trẻ em chỉ một tác động nhỏ thôi cũng đủ làm thay đổi số phận: từ yên ấm, hồn nhiên vô tư sang cơ cực, lo lắng, đến nhàu nát cả tâm hồn. Bạn có tin rằng chỉ một câu nói, một câu nói bâng quơ rơi vào lòng trẻ nhưng hậu quả sau đó không thể lường trước được, thậm chí giết chết miền tin, sự yêu đời trong các em? Trẻ em khi bị đẩy ra khỏi tổ ấm gia đình thì không còn biết nương tựa vào đâu. Các em phó mặc tất cả mọi chuyện cho số phận, thậm chí liều lĩnh cam chịu tất cả một cách dại dột. Được người tốt động viên an ủi các em đỡ tủi thân. Chẳng may gặp kẻ xấu bụng, dè bỉu, miệt thị, các em "lì” ra  rồi từ đó má sinh ra hư hỏng. Trẻ em cơ nhỡ, lang thang vốn sẵn có trong mình sự buồn tủi, tự ti. Trong các em đã có những vết thương lòng, chỉ cần có một câu nói chạm vào vết thương ấy là để lại bao hậu quả nặng nề. Thường do chán chường, tuyệt vọng mà các em đánh rơi mất lòng tư trọng. Các em bắt đầu hư hỏng từ đó. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Tư cách mõ” đã rút ra một nhận thức: "Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai coi trọng cả, làm nhục người một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện".
 
Thái độ một số người đối với trẻ em lang thang thật vô cảm. Cải chính là do họ thiếu tình người. "Dửng dưng làm tê liệt tâm hồn là sống nhưng mà chết, là đê tiện". Có lần, tôi trực tiếp nhìn thấy những cảnh tượng đau lòng, một em bé đánh giày để kiếm sống. Một ông khách lạ, quần áo bảnh bao, tóc chải óng mượt, ngồi chễm chệ trên mót chiếc ghế bành để cho em đánh đôi giày của mình. Ông ta cười cợt có vẻ thích thú lắm. Đánh xong đôi giày, ông ta trả tiền nhưng hắt hủi thậm tệ. Em bé ngậm ngùi xách túi ra đi...
 
Khi đọc tác phẩm số phận con người của nhà văn Nga Sô-lô-khốp, bắt gặp nhân vật Xô-cô-lốp, một người lính từ khói lửa chiến tranh trở về đời thường, với bao mất mát nặng nề, tưởng chừng như không gượng sống tiếp được nữa vì trái tim "đã suy kiệt". Khi lái xe chở hàng, Xô-cô-!ốp bất chợt gặp một cậu bé sống lang thang ở cửa hàng giải khát. Với tấm lòng nhân ái bao dung, người lính ấy đã đem cậu bé về nuôi, và nhận mình là bố để cháu yên lòng. Cậu bé còn hồn nhiên và ngây thơ quá nên nó tin điều ấy là sự thật. Để cậu bé kia không bị tổn thương về niềm tin và được sống thanh thản, vui vẻ như bao đứa trẻ khác, Xô-cô-lốp cố giấu đi nỗi buồn riêng tư của mình, giấu cả một tiếng thở dài, một lời than vãn. Tuy nhiên ban đêm, khi thức giấc, gối anh đẫm nước mắt. Một chi tiết nhỏ đủ để chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ người lính ấy.
 
Muốn đối xử tốt với trẻ cần hiểu tâm tư, tình cảm, vui buồn của các em. Hãy lắng nghe tiếng lòng của những số phận bất hạnh khi đêm về. Đó là lúc không gian yên tĩnh, con người được nghỉ ngoi, có thời gian hồi tưởng những chuyện đã qua. Có em nhớ lại buổi mình rời tổ ấm gia đinh ra đi, không một lời chào. Có em nghĩ về cha mẹ giờ đã yên nghỉ nơi nấm mồ mà không biết con mình đến nông nỗi này. Có em không biết ngày mai mình sẽ sống như thế nào đây? Xung quanh mình đâu còn lứa bạn thân như ngày xưa nữa, đâu thấy mỗi chiều về bên mâm cơm giản dị nhưng ấm cúng, đẩy ắp tiếng cười. Tại sao mình khổ thể này trong khi bao trẻ em khác cùng trang lứa lại vui vẻ, ngày ngày đến trường học tập, một số ít khác được ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng? Ngày mai có gì vui không hay toàn chỉ là buồn chán, cay cực, lo toan, thấp thỏm? Còn bao nhiêu tâm trạng khác mà ta không thể nghe thấy hết được! Giấc ngủ của các em chưa được ngon lành, chắc còn những cái giật mình, sợ hãi, kinh hoàng.
 
Những điều trên đây cho ta mới thấy: người lớn chỉ nên xoa dịu nỗi đau cho các em chứ không nên làm bất cứ việc gì tổn hại đến tâm hồn bất hạnh.
 
Tình trạng này, nếu không được cải thiện thì hậu quả của nó sẽ vô cùng to lớn. Hàng năm, xã hội phải nuôi không một lượng người đông đảo không có khả năng và điều kiện lao động; và tai họa hơn các vấn đề về an ninh sẽ trở nên phức tạp vì tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng. Điều quan trọng là các vấn đề nhân đạo, nhân bản trong xã hội bị xúc phạm, không đảm bảo những tiêu chuẩn của một xã hội văn minh.
 
Giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần tạo điều kiện để các em được giáo dục, học hành, có công ăn việc làm và sống bình thường như bao người khác. Giải quyết vấn đề này thực chất là giải quyết một vấn đề xã hội, một vấn đề về đạo đức, nhân văn.
 
Trước hết chúng ta cần có một thái độ đúng đắn từ trong ứng xử, lời nói đến việc làm. Phải biết tôn trọng, thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ các em.
 
Nhưng điều quan trọng là phải nâng cao mức sống nhân dân, phải quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình, sao cho mỗi gia đình thật sự trở thành tổ ấm. Gia đình, tình thương và trách nhiệm của những người làm cha mẹ..., tất cả đều phải được coi trọng, phải được cả cộng đồng quan tâm. Có như vậy mới có thể giảm bớt những dứa trẻ lang thang, cơ nhỡ ngoài đường.
 
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến việc xây dựng những trại trẻ mồ côi, các làng SOS đang ngày càng trở thành những hình ảnh đẹp đẽ cho xã hội ta, vì ở đó, các em được cưu mang như có bố mẹ, có gia đình thật sự êm ấm. Hàng năm, các tổ chức nhân đạo đều quyên góp tiền của trên tinh thần "bầu ơi thương lấy bí cùng" để giúp đỡ người nghèo, trong đó có trẻ em lang thang cơ nhỡ.
 
Thay cho lời bình luận xin được dẫn một đoạn thơ của tác giả Trương Văn Ngọc:
 
"Này con người!
Anh tìm gì trên trái đất?
- Tôi đi tìm hạnh phúc.
- Khổ đau này anh bỏ cho ai?
... Này con người
Nỗi đau, nô lệ, đói nghèo, tiếng khóc
Còn trên trái đất
Là con người, ta bỏ cho ai?"

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0