Bình luận, đánh giá về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bình luận, đánh giá về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm Tư tưởng ”Đất Nước của nhân dân” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 1.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong thơ trung đại : có thể ...
Bình luận, đánh giá về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng ”Đất Nước của nhân dân” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm1.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong thơ trung đại: có thể thấy, tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã manh nha trong lịch sử xa xưa. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn từng nêu kế sách giữ nước: “Khoan thư sức dân” là kế sâu dễ bền gốc để giữ nước vận. Nhân dân là cốt lõi, là gốc rễ của Dn. Nguyễn Trãi trước kia cùng từng thấy vai trò to lớn của nhân dân:
Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân
Lật thuyền mới biết sức dân như nước.
Cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên bức tượng đài bất tử người nông dân nghĩa sĩ – những người anh hùng vô danh, những người anh hùng đã làm ra Đất Nước. Đầu thế ki XX, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu dõng dạc khẳng định: không có nhân dân thì Đất Nước không còn, chủ quền không độc lập. Dân là dân nước, nước là nước dân.
2.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong văn học hiện đại, văn học cách mạng: Trong văn học cách mạng. tử tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã được nhiều nhà thơ đề cập trong sáng tác của mình như là “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi, “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo, “Đường tới thành phố” – Hữu Thỉnh. Trong “Đất nước”, Nguyến Đình Thi từng viết:
Ôm! Đất Nước của những con người áo vai
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Trong “Những người đi tới biển”, nhà thơ Thanh Thảo cũng từng giãi bày:
Dân tôi khi đứng dậy làm người
Là đứng theo dáng mẹ
Đòn gánh che chén rạn hai vai
3.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: Tuy nhiên, chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước của nhân dân mới trờ thành cảm hứng chủ đạo xuyên thấm vào mọi biểu hiện nhỏ bé, tinh tế, đời thường của Đất Nước. Từng câu, từng chữ, hình ảnh đến hình tượng đều thấm nhuần tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Tư tưởng đó còn trở thành hệ quy chiếu khiến Nguyễn Khoa Điềm có những khám phá mới mẻ trên nhiều bình diện : thời gian lịch sử đằng đẵng, không gian địa lú mênh mông, chiều sân văn hóa dân tộc. Cí thể nói, tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có sự kết tinh sáng tạo và phát triển tư tưởng, đạt đến một trình độ mới toàn diện, sâu sắc, mới mẻ.
Nguồn: