21/02/2018, 08:33

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Dàn bài: Mở bài: (Gián tiếp) ...

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Dàn bài:

  Mở bài: (Gián tiếp)

  • Giới thiệu vấn đề: Từ xa xưa cha ông ta đã có khái niệm về kẻ mạnh- kẻ yếu, thắng làm vua”. Hay từ thuở ấu thơ ta xem phim hoạt hình vẫn luôn có kẻ mạnh, kẻ yếu, và kẻ mạnh thường là người bảo vệ kẻ yếu…
  • Trích dẫn câu nói: Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh là: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.

ke-manh

 Thân bài:

  • Giải thích

+ Kẻ mạnh: ở đây là người mạnh mẽ. Có thể là mạnh mẽ về thể chất, hoặc về tâm hồn, hoặc cả hai. Kẻ mạnh có bản lĩnh đối diện với cuộc sống và cả sự ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ đạt được mục tiêu của đời mình.

+ “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ”: Là kẻ vươn lên không phải bằng cách lợi dụng người khác, gian lận, bán rẻ danh dự vì mục đích tầm thường..

+ “Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”: Theo Nam Cao, một kẻ mạnh chân chính được công nhận là người vươn lên cùng với những người khác, giúp đỡ hỗ trợ tất cả vì một mục đích tốt đẹp

  • Dẫn chứng:

+ Tục ngữ có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”- chỉ những kẻ làm mọi cách vì mục đích ích kỉ cho bản thân mình.

+ Lịch sử đã để lại nhiều câu chuyện về những kẻ ích kỉ lấn át chân lí vì lợi ích cá nhân, vì mưu đồ của chính mình: Nhà thiên văn Bruno chỉ ra sai lầm của thuyết Địa tâm và công bố thuyết Nhật tâm của mình, đã bị những chính đồng loại thiêu sống do chối bỏ một số giáo lí Công giáo nền tảng

….

+ Ngày nay, tiêu cực từ việc nhỏ nhất là “chạy” trường mẫu giáo, rồi xin điểm, xin số xe,… công bằng từ đó có sự chênh lệch

  • Tại sao kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình?

+Sức mạnh không đến từ việc đánh bại hay thậm chí huỷ diệt kẻ khác. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng bằng cách hèn hạ là kẻ mạnh.

+ Sức mạnh chỉ thực sự là sức mạnh khi nó có ý nghĩa tích cực. Đem sức mạnh của mình nâng đỡ người khác và tự vực dậy chính mình vượt qua những cám dỗ,  những ích kỉ tầm thường của bản thân- đó mới là kẻ mạnh. Bởi sa vào những cám dỗ thì quá dễ dàng, còn để làm một kẻ mạnh chân chính thì cần không biết bao nhiêu nỗ lực, để phần lí trí “người” chiến thắng phần “thú” bản năng…

  • Phản đề:

Mọi khái niệm đều là tương đối.

Không phải tất cả những kẻ “giúp đỡ kẻ khác trên vai của chính mình” đều là kẻ mạnh, đó có thể là một kẻ bị lợi dụng, một kẻ nhu nhược. Kẻ mạnh là phải vươn lên. Không chỉ nâng đỡ kẻ khác, mà còn tự mình vươn lên.

Và không phải tất cả những kẻ “dẫm lên vai kẻ khác” đều không là kẻ mạnh. Cuộc sống là một cuộc đua, cạnh tranh khắc nghiệt. Có đôi khi, không cạnh tranh giành lấy phần thắng, thì đồng nghĩa với chết.

  • Kết luận: Quan niệm của Nam Cao là đúng nhưng chưa đủ…
  • Liên hệ bản thân

Kết bài: Quan niệm của Nam Cao là cách sống nên có của mỗi người hiện nay. Bởi lẽ trong bất cứ ai cũng có sức mạnh tiềm tàng để mang lại những điều tốt đẹp đến cho bản thân và những người xung quanh. Sức mạnh nên được khai thác triệt để, bất kì ai cũng có thể là kẻ mạnh, bất kì ai cũng có thể là người chiến thắng, một chiến thắng khiến người ta tâm phục khẩu phục chứ không phải là chiến thắng bằng cách “giẫm lên vai người khác”….

Xem thêm các bài khác về .
Nguồn: 

0