Đề thi giỏi Văn cấp tỉnh năm 2012-2013 : ” Cách đây 2 năm chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin…. em sẽ viết những gì?
Đề thi giỏi Văn cấp tỉnh năm 2012-2013 : ” Cách đây 2 năm chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin…. em sẽ viết những gì? Ngữ văn 8 tập 1- ” Cách đây 2 năm chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin người được thừa ...
Đề thi giỏi Văn cấp tỉnh năm 2012-2013 : ” Cách đây 2 năm chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin…. em sẽ viết những gì?
Ngữ văn 8 tập 1- ” Cách đây 2 năm chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch xù nhất thế giới đã gục chết trên vỉa hè ở Niu ooc vì chơi ” bạch phiến” quá liều, năm đó Ra-pha-en mới 23 tuổi.
Xem thêm:
Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít bậc cha mẹ tỉ phủ khác lo lắng,” làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản không lồ không do chính chúng tạo dựng”
Nếu được trao đổi với ” các bậc cha mẹ tỉ phú” về vấn đề ” làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng”. bằng một bài văn thì em sẽ viết những gì?
Bài làm
Câu chuyện về chàng thanh biên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch xù nhất thế giới đã gục chết trên vỉa hè ở Niu ooc vì chơi ” bạch phiến” chắc hẳn phải làm cho nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ tỉ phú phải lo lắng và bức xúc. Trước cái chết của Ra-pha-en, không ít bậc cha mẹ tỉ phú phàn nàn ” làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản không lồ không do chính chúng tạo dựng”. Để giải quyết được vấn đề đó chúng ta cùng đi vào bàn luận.
Có lẽ bất cứ ai khi đọc qua câu chuyện cũng phải rùng mình lo sợ. Chàng trai Ra-pha-en do còn quá trẻ tuổi mà hưởng một gia tài khổng lò không do anh tạo nên. Vì thế anh vung tiền qua trán, không biết tiêu tiền vào đâu nên anh sa ngã vào con đường chơi ” bạch phiến”. Như chúng ta đã biết, ” bạch phiến” là chất hê-ro-in gây nghiện, nó có thể làm cho con người ta mệ muội và chết bất cứ khi nào. Chàng thanh niên này đã chết vì dùng bạch phiến quá liều. Đó là cái kết cục thảm hại khi con người bị hư do tài sản và cha mẹ để lại không do chính họ làm nên.
Vậy “làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng” đấy là nỗi lo của người cha, người mẹ và của toàn xã hội. Chăm lo cho tương lai hạnh phúc của con là trách nhiệm, là bổn phận của người làm cha, làm mẹ. Mỗi người sẽ có một cách thức, một con đường đi, một cách dạy khác nhau nhưng đều hướng con mình tới một tương lai tốt đẹp, tươi sáng. Trong lòng mỗi người cha, người mẹ phải hiểu rõ rằng việc lo cho tương lai của con không chỉ đơn thuần là để lại nhiều tài sản mà quan trọng hơn là việc giúp cho con có tri thức, giáo dục cho con cách sống, cách tạo dựng tương lai. Các bậc cha mẹ nên chú ý rằng: Khi có tài sản để lại cho con thì phải giúp con hiểu được ý nghĩa của số tài sản mà bản thân đang được hưởng. Và phải cho người con xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy vai trò của số tài sản đó trong quá trình tạo dựng tương lai, phải biết dạy con, giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền để người con quý trọng tiền bạc, biết cách chi tiêu hợp lý và rèn luyện lối sống lành mạnh. Người cha mẹ phải biết dạy con từ nhỏ, phải cho con hiểu rằng: Để gây dựng nên tài sản đó thế hệ cha mẹ, ông bà… phải đổ biết bao công sức mới tạo ra được.
Nhìn rộng ra cuộc sống, nhiều người cha người mẹ đã biết giáo dục con giúp con trở thành người có ích, giúp con biết trân trọng số tài sản mà mình được hưởng. Nhưng bên cạnh đó, không ít bậc cha mẹ nhà giàu chưa giúp con hiểu rõ được vấn đề khi được thừa kế tài sản. Do đó, có nhiều người con, đặc biệt là con nhà giàu khi được thừa hưởng tài sản thì tiêu tiền vung vãi, tiêu tiền vào chỗ vô bổ và lúc ấy, tài sản có thể làm cho con người trở nên hư đốn, khiến ta có thể lâm vào con đường tội lỗi như nghiện, chích, mại dâm… Điều đó là không tránh khỏi đối với những người con không biết quý trọng ý nghĩa có tài sản. Thế nên, những người con như vậy, những người con hỗn láo đáng bị người đời khinh thường, ghét bỏ.
Từ câu chuyện trên, ta rút ra những phương châm, hành động gì cho bản thân? trước hết, người làm cha làm mẹ phải rèn luyện con, cho con những hiểu biết quý giá về giá trị tài sản, không những thế, cha mẹ phải cho con tự biết tạo dựng tương lai của mình không nhờ vào tài sản của cha mẹ để lại. Bổn phận của người con là phải biết tiếp thu ý kiến, lời dạy của cha mẹ. Mỗi người nên trân trọng đồng tiền, có ý thức, biết làm chủ bản thân khi được hưởng tài sản.
Như vậy vấn đề ” làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng” của các bậc tỉ phú đã được giải quyết một cách sâu sắc, tỉ mỉ. Hiểu được bài học trong báo ” sài gòn tiếp thị, số 15″ mỗi chúng ta hãy biết và hiểu được ý nghĩa của đồng tiền để có hành động đúng đắn khi được hưởng gia tài của bố mẹ.
Nguồn: