Suy nghĩ về nhận định: ” mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết….trong cuộc đời” của Nguyễn Mạt Nhược.
Suy nghĩ về nhận định: “mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” của Nguyễn Mạt Nhược. Quách Mạt Nhược từng nói ” mặt trời mọc rồi lặn, ...
Suy nghĩ về nhận định: “mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” của Nguyễn Mạt Nhược.
Quách Mạt Nhược từng nói ” mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời”. Tại sao Quách Mạt Nhược lại nói như vậy? hay đằng sau câu chữ là một ý nghĩa nào khác? Hôm nay, chúng ta hãy đi tìm hiểu lời nói ấy.
Xem thêm:
Trước hết mặt trời, mặt trăng là những tinh túy của trời đất, có chức năng tỏa sáng. Mọc, lặn, tròn, khuyết là quy luật tự nhiên của chúng. Có thể nói Quách Mạt Nhược đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản, đó là sự tương phản giữa hai nguồn sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm nổi bật công lao to lớn của thầy. Phải chăng với tác giả, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng không bao giờ sánh bằng ánh sáng của người thầy, vậy nên công lao của người thầy sẽ mãi được ta ghi nhớ trong cuộc đời.
Đúng vậy, ý kiến của Quách Mạt Nhược là đúng đắn, xác thực, thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người. Cha mẹ ta, người sinh ra ta chính là người thầy – người cô đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời ta. Nhưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy, hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua, được thầy dìu dắt và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi và đó những nguồn ánh sáng riêng, người thầy rọi vào ta ánh sáng của tri thức, văn hóa, ánh sáng của ước mơ, hoài bão, lý tưởng, và cả ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, của nghị lực và của niềm tin… Thầy là người nắm lấy bàn tay ta nắn nét cho ta từng chữ đầu tiên. Không chỉ vậy, thầy luôn nâng đỡ học trò, bồi dưỡng tâm hồn ta, trao ta những tình cảm, nhân cách cao đẹp, giúp ta tu dưỡng rèn luyện đạo đức… Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người.
Từ ngàn thời xưa, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam luôn được thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy. Để nhắc nhở căn dặn con cháu phải luôn thể hiện lòng biết ơn ông cha ta xưa luôn dạy bằng câu ca dao, tục ngữ :
” Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Hoặc:
” Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, Đảng và nhà nước dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh người thầy vào ngày 20.11 ngày nhà giáo Việt Nam, nhưng thật đáng buồn là truyền thống ấy có nguy cơ mai một và biến đổi về tính chất. Hiện nay, ở trong trường lớp luôn xuất hiện một số học sinh có biểu hiện chống đối thầy cô giáo. Không ít học sinh lười học , không chú ý nghe thầy cô giảng bài, vô ý trong học tập làm thầy cô phải buồn phiền, những biểu hiện của một số học sinh như thế là những người bị suy thoái về đạo đức. Buồn hơn nữa là tình trạng ấy ngày càng nhiều và khiến cho nhiều người phải bức xúc. Vậy nên những thái độ vô ơn của các bạn học, chúng ta cần tố cáo, nên án gay gắt, loại bỏ thái độ đó ra khỏi cuộc sống xã hội tốt đẹp này.
Tóm lại, “mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” sẽ mãi im đậm trong tâm hồn con người về công ơn của người thầy, hiểu được điều đó, mỗi chúng ta là học sinh phải biết trau dồi kiến thức, cố gắng trong học tập, thể hiện lòng biết ơn thầy cô để không phụ công lao của thầy cô.
Nguồn: