13/01/2018, 16:36

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Văn hay lớp 12

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Văn hay lớp 12 Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Dương Trong kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta có muôn vàn những đề tài kinh ...

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Văn hay lớp 12

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Dương

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta có muôn vàn những đề tài kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết từ biết bao nhiêu ngàn đời nay. Có những câu tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên như “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng/ Bay vừa thì râm”. Cũng có những câu tục ngữ nói về những đạo đức và đức tính tốt đẹp của con người và câu tục ngữ sau cũng mang đến cho ta nhiều suy ngẫm và trăn trở về cuộc sống và con người:

“Anh em khinh trước làng nước khinh sau”

Trước hết ta đi giải thích câu nói này, khinh có nghĩa là một thái độ chê bai, khinh thường coi thường đối với những việc làm xấu của một con người. Những con người đó thường là một con người rất tồi tệ xấu xa và đáng bị khinh miệt ghét bỏ. Một người xâu xa không tốt thì trong chính anh em trong gia đình đó sẽ ghét trước sau đó mới là làng nước khinh sau. Tại sao lại thế, khi một người không tốt xâu xa thì họ biểu hiện ngay với chính anh em trong gia đình họ trước. Những việc làm xấu ấy sẽ làm cho anh em họ khinh thường trước. Có thể không nói ra những anh em đã không nể thì sẽ rất khinh. Sau đó dân làng biết thì mới khinh sau.

Câu nói mang đến một sự trăn trở lớn. Bởi người xưa có câu “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau”, nếu như câu trên thì anh em có tốt hay xấu thì cũng phải bao bọc lấy nhau sao lại khinh nhau trước làng nước. Ý muốn nói ở đây là anh em dẫu thân nhưng làm không tốt xấu xa thì khiến cho chính anh em trong gia đình phải là người khinh trước, hay có nghĩa chê bai thẳng thắn để giúp người trong gia đình mình tìm ra được cái sai của mình để kịp thời sửa chữa. Còn nếu khi đã không còn thể sửa chữa được nữa thì dân làng mới biết mới cười mới khinh và ghét. Thử ngẫm mà xem khi chúng ta làm một việc rất sai lầm đó là ăn cắp chẳng hạn, gia đình biết sẽ chê bai và khuyên răn ta nhưng nếu ta không chịu nghe lời mà vẫn cứ tiếp tục thì không những dân làng khinh thường chê bai ta mà còn cười vào chính mặt bố mẹ mình là không biết dạy con. Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng suy đôn; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm đều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm đều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tằn… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và những con người như thế nếu như đã bi anh em khinh rồi thì sẽ không còn chỗ đứng trong làng nước được nữa. Họ sẽ không còn dám vác mặt đi đâu nữa, không ai còn dám bắt chuyện hay gần gũi người đó. Bởi vốn dĩ đến anh em trong nhà còn khinh nữa đến là dân làng.

Cái việc làm không tốt để trở nên sự khinh bị của anh em, người thân và bạn bè trong làng với người đó sẽ khiến cho cuộc đời của người đó trở nên chỉ có một mình. Nó sẽ cô độc biết bao khi không có ai chia sẽ những nỗi niềm trong cuộc sống và nó cũng sẽ đau buồn biết bao khi không còn ai dám gần gũi với mình. Không những thế còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này khi mà tiếng tăm đó, sự khinh miệt đó đã được định từ trước và bởi vì nó quá lớn nên không thể xóa đi được nữa trừ khi anh có một sự thay đổi cực kì lớn nếu không thì vẫn cứ bị khinh miệt như thế mà thôi.

Qua đây ta thấy hiện lên một quy luật về sự khinh ghét của một người trong gia đình. Đồng thời đó còn là một thủ tục, lệ làng của làng xóm ta. Tiếng lành đồn xa tiếng xấu đồn xa, khi mà tiếng tăm xấu xa được gắn mác lên trên danh tiếng của mình thì bạn sẽ bị tảy chay đến khi nào bạn thật sự thay đổi thì mới có thể chấp nhận

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Bài làm số 2

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu tục ngữ nói về khen chê, khinh trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục đối với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội.

Câu tục ngữ sau đây, nhiều người vẫn nhớ, vẫn nhắc:

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Khinh là sự đánh giá và chê bai, coi thường. Chữ khinh thường gắn liền với các từ ngữ: khinh thường, khinh bỉ, coi khinh…

Một kẻ nào đó, nhân cách lèm nhèm, có việc làm xấu xa, thối nát… sẽ bị mọi người coi khinh và xa lánh.

Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng suy đôn; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm đều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm đều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tằn… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và khi đã bị “anh em khinh trước” thì con người ấy không còn chỗ đứng trong xóm dưới làng trên, trong làng ngoài xã nữa. Khi đã bị “làng nước khinh sau" thì con người ấy còn dám vác mặt đi đâu nữa. Chỉ còn cúi gầm mặt mà đi. Mọi quan hệ hàng xóm láng giềng chẳng còn gì nữa. Mọi người đều “sợ” và xa lánh. Kẻ bị làng nước coi khinh sẽ sống trong cô độc, tủi nhục, làm hại đến danh dự chồng con, vợ con; làm nhục ông bà, cha mẹ, anh em.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, câu tục ngữ nghĩ có tám chữ, điệp lại hai lần chữ “khinh” đã nói lên một cách cô đúc sức mạnh của gia phong, của lệ làng.

Câu tục ngữ nêu bật sức mạnh tính giáo dục đạo đức của gia đình và làng xã; chỉ cần nghe ông bà, cha mẹ nhắc lại một lần là con cháu nhớ mãi. Nhờ đó mà nếp nhà được giữ gìn, gia phong được đề cao, thuần phong mĩ tục được phát triển.

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nêu bật sự khinh trọng, khen chê của cộng đồng đối với một con người nào, nhất là đối với những kẻ sa sút, sa đọa, tha hóa. “Bia miệng” thế gian thật đán

   -Hôm kia kẻ đón người đưa.

Bây chừ đi sớm về trưa một mình.

   – Ngày xưa võng lọng nghênh ngang,

Bây giờ cúi mặt mo nang che đầu.

Xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình văn hóa, thiết nghĩ câu tục ngữ “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” có tác dụng gấp nhiều lần những bài luận thuyết dài dòng.

Bình luận câu tục ngữ: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Bài làm số 3

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về đạo đức truyền thống sống của mỗi con người, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và giáo dục sâu sắc được lối sống và cách suy nghĩ của mỗi người, anh em trong gia đình cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhiều câu ca dao đã đề cập tới điều này như “ gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nếu không làm được điều đó thuận hòa với nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng “ anh em khinh trước làng nước khinh sau”.

Câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa phê phán lối sống sai lệch chuẩn mực đạo đức trong gia đình, mỗi chúng ta nên sống đúng đắn và cần phải hiểu được giá trị và tình cảm cao quý đó, mỗi người nên học hỏi và phát triển được tiềm năng cũng như những phẩm chất của mình, sống đúng đắn sẽ tạo nên được những giá trị tốt đẹp và vẻ vang cho con người, mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ có những người thân, những người an hem trong gia đình, chính vì vậy cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Anh em cùng chung dòng máu mà không hòa thuận gắn bó keo sơn thì thư hỏi đối với những con người bên ngoài xã hội họ sẽ đối xử được như thế nào?

Câu tục ngữ trên đã xuất phát từ xưa đến nay nó có ý nghĩa phê phán và cũng là bài học nhắc nhở rất nhiều người nên sống đúng đắn để từ đó không phải hối hận vì những quãng thời gian mà mình đã làm nó không chỉ góp phần làm cho xã hội này văn minh và tốt đẹp hơn, trong mỗi chúng ta mỗi người đều biết sống và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, tình trạng anh em khinh trước làng nước khinh sau đã phản ánh được cách sống không tốt của anh em trong một gia đình, họ không coi trọng nhau đối xử với nhau như những người xa lạ khinh bỉ, khinh đó là thái độ miệt thị khinh bỉ giữa con người với nhau, anh em lại là những người có chung dòng máu, có mối quan hệ gần gũi nhất, mỗi người nên biết sống đúng đắn và tạo nên những giá trị cho chính bản thân mình bằng việc rút ra những kinh nghiệm sống, trong dân gian họ đã biết làm nên biết bao những giá trị và hoài cổ và rồi đúc kết nên thành những kinh nghiệm sống có giá trị và có ý nghĩa nhất.

Câu tục ngữ trên trong xã hội chúng ta bắt gặp rất nhiều, anh em trong một gia đình có thể tàn xát và tranh cãi với nhau chỉ vì những việc rất nhỏ nhằn họ sẵn sàng có những thái độ suồng sã nhất đối với đối phương, nhưng rồi những điều đó đã trở thành tục ngữ ca dao, nhằm phê phán những con người thiếu suy nghĩ, họ để cho những điều không tốt tác động đến chính cuộc sống của con người, mỗi chúng ta nên biết được điều đó để tránh xa và mình không bao giờ tránh khỏi, hành động đúng và suy nghĩ đúng là những điều có giá trị và có ý nghĩa nhất cho mỗi con người, họ sống với nhau không chỉ vì những tình nghĩa anh em mà họ còn sống với nhau vì mối quan hệ giữa con người với con người. Nếu như tình anh em mà còn không làm tròn được bổn phận và nghĩa vụ thì đối với làng nước họ cũng không làm được chính vì vậy dân ta mới có câu anh em khinh trước làng nước khinh sau.

Những cư chỉ tuy nhỏ nhưng cũng được đánh giá và thể hiện rất chi tiết và thành công điều đó đã đem lại những giá trị cho cuộc sống của chính mình, mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát triển những điều đó một cách hoàn thiện và mang đậm giá trị nhất, mỗi người chúng ta đã và đang làm nên được điều đó và cũng để nó trở thành có giá trị và niềm tin to lớn, mỗi người chúng ta cần phải hiểu và luôn luôn hiểu rõ về những điều đó để có thể vững tin và sống đúng đắn. Cần phải phê phán mạnh mẽ những cách sống sai chuẩn mực xã hội, cần phải loại bỏ những cách sống tiêu cực và thái độ sống thiếu đúng đắn, những con người không biết cư xử đúng với anh em trong gia đình thì đối với ngoài xã hội họ cũng không làm được.

Cần phải hiểu được giá trị to lớn trong cuộc sống này để từ đó sống một cách đúng đắn và có giá trị hơn, hiểu được cách sống, cách làm người, những cách cư xử đúng đắn cũng phải được học tập và tu dưỡng từng ngày để từ đó có được những lối sống đúng và hoàn hảo. Không chỉ riêng đối với anh em chúng ta cũng cần phải có thái độ sống hợp tình hợp lý với mọi người xung quanh, trong gia đình anh em luôn hòa thuận, tình làng nghĩa xóm cũng phải được cư xử một cách có giá trị và nó đem lại niềm tin yêu cho chính cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và biết được những điều đó để từ đó sống có ý nghĩa và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi sống ở ngoài xã hội.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người thường chạy theo những thay đổi mà dường như quên đi những điều tốt nhất cho bản thân là không ngừng phải tu dưỡng đạo đức và lối sống, chỉ vì tiền bạc mà chạy theo danh vọng, bỏ quên đi tình cảm gia đình và những điều cần thiết và đáng quý nhất thì điều đó thật không đáng chút nào và nó còn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người chúng ta nữa, tình cảm gia đình là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng nếu như chúng ta có những nhận thức đúng về nó thì nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa và ngày càng hoàn thiện hơn, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn và có thể đạt được những vẻ đẹp chân thiện mỹ.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã nêu lên được những sự thực ở đời và là một bài học cho con người ở sau nên có cách sống đúng đắn hơn, khi nó đòi hỏi con người cần có những lối sống đúng đắn và suy nghĩ cho thấu tình đạt lý, ở mỗi người đều có những phẩm chất riêng và nó góp phần mạnh mẽ vào những thành công của xã hội, một xã hội sẽ ngày càng văn minh và phát triển nó một cách mạnh mẽ và hoàn hảo hơn, chúng ta cần coi câu này là bài học răn đe và cần phê phán mạnh mẽ lối sống này để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, điều đó mới thực sự trở nên có ý nghĩa và mang được nhiều giá trị và hạnh phúc nhất của mỗi người, chúng ta nên biết được những điều đó để làm nên được những giá trị sống riêng không chỉ vì những thứ phù phiếm mà đánh mất chính bản thân mình.

Trong xã hội ngày nay chúng ta cũng gặp rất nhiều những con người tốt và họ có cách cư xử đúng đắn và thấu tình đạt lý với anh em và những người xung quanh, đó là những tấm gương mà chúng ta nên học hỏi và ngày càng hiểu hơn về những giá trị đó để có được những lối sống đúng cách cư xử hợp tình hợp lý và trang trọng dành cho mỗi con người, ở đây chúng ta không chỉ thấy được những cách sống văn minh mà vẫn rất hiện đại dù ở trong xã hội nào thì những cách cư xử đó vẫn không hề bị mất đi mà nó vẫn con vang vọng và mang nhiều ý nghĩa to lớn, mỗi người chúng ta đều có cách cư xử của riêng mình, nhưng nó đều phải được xây dựng trên những tình cảm của con người với con người trên những tình cảm chung của xã hội có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự hạnh phúc và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh những con người biết cư xử đúng đắn thì đúng như câu tục ngữ đã nói, đối với anh em còn không cư xử được đúng thì làng nước cũng chỉ là đối tượng tiếp theo bị đối xử như vậy, đó quả thật là những điều rất đáng buồn trong xã hội này, chúng ta cần phải loại bỏ nó nhanh chóng và phát triển được bản thân mạnh mẽ và có hiệu quả to lớn hơn. Loại bỏ những thói xấu để từ đó bản thân được vun đắp và hoàn thiện nhờ những điều tuyệt vời nhất dành cho con người.

Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và răn đe con người nên thức tỉnh và cũng phê phán những con người có cách sống chưa đúng đắn.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Giải thích bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen …” – Văn hay lớp 8
  • Kể về một trận thi đấu thể thao mà em được biết – Văn hay lớp 3
  • Tả khung cảnh mùa xuân trên quê em – Văn hay lớp 7
  • Giải thích câu ca dao “Anh em như thể tay chân, …” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta .Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn – Văn hay lớp 12
  • Tả một người lao động chân tay mà em biết – Văn hay lớp 2
  • Miêu tả dòng sông quê em – Văn hay lớp 7
  • Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em – Văn hay lớp 5
0