13/01/2018, 16:35

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục ...

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn của tỉnh Lai Châu

Trong xã hội, eó người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì vậy Điđơrô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đâu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.

“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả.

Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động thiếu inục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhăm mục đích cải thiện đời sống con người. “Mục đích” sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.

Có “mục đích”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có “mục đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

Thế nào là "mục đích tầm thường”? Một kẻ chĩ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi cùa những người xung quanh thì “mục đích” ấy là “mục đích” tầm thường, ích kĩ. Cách sống của người đó không có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sông có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời công hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.

Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Nhờ có “mục đích” lớn và tinh thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.

Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quôc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.

Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muôn. Đó là “mục đích” tốt đẹp. “Mục đích” đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho ẹắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gỉ” hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ nhụt chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đâu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học đế làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời.

Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ớ lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới.

Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Bài làm số 2

Hôm nay, hôm nay, ngày mai con người đã sống, đang sống và sẽ sống. Họ sẽ sống mãi mãi đến khi nào lụi tắt hoàn toàn hi vọng, khi nào mục đích thật sự đi vào ranh giới của lụi tàn. Mục đích là điều mà con người luôn hướng tới, luôn muốn đạt được vì đó là điều duy nhất khích lệ họ quyết tâm đến cùng để mà tiếp tục sống và hành động. Mục đích có thể cho ta tất cả và cũng có thể là không nếu như mục đích ấy là cao cả hay tầm thường. “Nếu không có mục đích, anh không là được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Lời nói ấy của D. Điđơrô cho đến bây giờ vẫn âm thầm, lặng lẽ ngự trị trong tâm linh mỗi một con người, vẫn cùng các thế hệ tiếp tục dấn thân tiếng bước vào đường đời.
 
Hai chữ “mục đích” là điều mà mỗi một người luôn đặt ra phấn đấu, để có thể đặt bước chân vào vùng trời của mơ ước, hi vọng. Vì lẽ đó mục đích luôn được con người xem như là chìa khóa mở cánh cửa cuộc đời. Có thể nói, mục đích chính là những gì ta hướng tới, là kết quả phải đạt được mà ai cũng xác định trước khi hành động. Nói cách khác, mục đích chính là cái mà ta phải trân trọng để theo đuổi và phấn đấu đạt tới trong công việc hay trong mọi mặt của đời sống.
 
Không chỉ được tạo hóa rộng lòng ban cho một tình cảm thánh thiện mà chúng ta còn có cả lí trí sâu sắc, sáng suốt để mà phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Nếu như hành động thiếu mục đích, không có định hướng trong công việc, việc gì cũng làm, “Bá nghệ bá tri vị chi ba láp” thì chẳng việc lớn nào có thể thành công. Sống trên đời nếu như chẳng có một phút giây nung nấu, hướng tới mục đích thì dường như tất cả trở nên vô nghĩa, con người sẽ trở nên vô dụng, chẳng thể nào nếm trải hương vị của thành công. Để có được sự chắc chắn thành công trước khi làm một việc gì, con người cần đặt ra mục đích phải đạt được rồi mới tìm cách để thực hiện mục đích ấy. Không có một công việc nào trong cuộc sống lại không có mục đích: mục đích của lao động là để có của cải, mục đích của ăn là để sống, mục đích của học tập là sự hiểu biết, tiến bộ. Nó sẽ là phương hướng dẫn dắt mọi hoạt động của con người. Có mục đích, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào công việc mình làm.
 
Mỗi một công việc là mỗi một mục đích khác nhau. Có thể là mục đích lớn, nhỏ, xấu, tốt, vĩ đại hay vị kỉ, tầm thường. Cuộc đời con người chỉ có một, thế nên mỗi người cần có một mục đích để hướng tới. Mục đích ấy chứng minh ta la một con người theo đúng nghĩa như những gì tạo hóa đã ban tặng. Và thật đẹp biết bao nếu mục đích ấy là cao cả, hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ. Và D. Điđơrô đã hoàn toàn đúng khi một lần nữa khẳng định rằng “Anh cũng sẽ không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
 
Mục đích tầm thường là mục đích hướng tới kết quả vị kỉ, hẹo hòi, chỉ có lợi cho bản thân cá nhân mà không hướng tới cộng đồng, nhân loại, chỉ nhìn mối lợi trước mặt mà không thấy tác hại về sau. Sống bằng mục đích tầm thường sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Và cuộc đời ấy chỉ thu vào tầm ngắm nhỏ hẹp chẳng thể nào đến được với một chân trời mới mở rộng của ngày sau, cũng như “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”. Sống với mục đích tầm thường, con người ta tự bằng lòng với chính mình, không có tinh thần phấn đấu thế nên kết quả đạt được cũng chỉ tầm thường như mục đích tầm thường. Phải chăng đó là sự hoài nghi với chính mình, với chính năng lực mình có thể?
 
Gạt đi tất cả sự hoài nghi, bỏ đi tất cả những cái gọi là mục đích tầm thường, con người phải hướng tới cái gì gọi là mục đích cao cả, vĩ đại. Mục đích cao cả, vĩ đại là luôn hướng về Tổ quốc, dân tộc, luôn nghĩ đến “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, hay luôn vì người chứ không vì riêng ta. Mục đích cao cả, tốt đẹp sẽ hóa thành động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua trở ngại, thử thách, biến ước mơ thành hiện thực, nó sẽ là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Sống có mục đích, lí tưởng đẹp con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, thắng không kiêu bại không nản mà làm nên sự nghiệp lớn. Như vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Người đã không ngại gian khổ bôn ba khắp nơi trên thế giới, lúc thì làm đầu bếp trên tàu, lúc thì bị bắt giam, bị giải đi qua biết bao ngục tù,… nhưng rồi Người vẫn không nản chí. Tất cả khó khăn, gian khổ ấy Người đã trải qua không chút oán thán, không một ngày lụi tắt ý chí, hi vọng. Tất cả chỉ vì một mục đích là giải phóng dân tộc, đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm đen của nô lệ để hướng tới bình minh của những ngày độc lập, tự do. Và Người đã để lại câu nói bất hủ, chứng minh cho mục đích cao cả, vĩ đại mà cả đời Người hướng tới cho đến lúc Người đã ra đi: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Không chỉ riêng Bác, thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là mục đích sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung,… ai cũng chung một khát vọng lớn là bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc.
 
“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,                               
        Căm giặc nước thề không cùng sống”.
                                            (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
 
Công lao to lớn của các vị anh hùng đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Chính vì vậy, mỗi chúng ta sống trên đời không chỉ cần phải có mục đích mà còn phải có một mục đích cao cả, vĩ đại. Có như vậy mới mong làm được những việc hữu ích để đời.
 
Trong thời đại mới, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ngày nay, sức mạnh dân tộc là kết tinh của sức mạnh trí tuệ, của khoa học – kĩ thuật và kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triển cao. Đối với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ văn hóa khoa học – kĩ thuật cao, có khả năng hòa nhập với trình độ của thế giới. Muốn vậy, trước mắt mỗi thế hệ trẻ ngày hôm nay phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp để vươn lên. Có tâm hồn đẹp mới biết sống có mục đích. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Ngay chính phút giây này, tuổi trẻ chúng ta phải xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn, phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính, làm chủ khoa học – kĩ thuật để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, một đất nước của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
 
“Tự hỏi mình sau trước                                                 
Cho cuộc đời, Tổ quốc thân yêu                                 
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu”
 
Một mục đích tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình và xã hội. Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân.
 
Đã hơn hai thế kỉ trôi qua, câu nói của D. Điđơrô vẫn ngời sáng chân lí, nó trở thành danh ngôn có sức cảm hóa kì diệu đối với mỗi một con người. Nó là nguồn sức mạnh, ý chí bền vững giúp cho con người vững tin thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
 
                       “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,                         

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Bài làm số 3

Đi-đơ-rô là nhà văn, nhà lí luận, phê bình nghệ thuật, nhà triết học duy vật vĩ đại của nước Pháp trong thế ki XVIII. Hình ảnh Đi-đơ-rô – hình ảnh nhà tư tưởng lớn, hơn hai thế kỉ nay được đông đảo độc giả vô cùng hâm mộ. Khi nói về lẽ sống, về mục đích của cuộc đời, ông từng nhắc nhở độc giả gần xa, đặc biệt là tuổi trẻ trong các học đường câu nói bất hủ: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường".

Mục đích là gì? Mục đích là chỗ người ta nhằm tiến tới, cái mà người ta nhằm thực hiện cho bằng được.

Tầm thường nghĩa là nói dưới mức trung bình. Mục đích trung bình, mục đích tầm thường là mục đích chẳng có gì cao xa, chỉ nhỏ bé, nhạt nhẽo.

Mục đích cuộc sống thường gắn liền với lẽ sống và lí tưởng của mỗi người. Phải sống như thế nào, học tập và làm việc như thế nào thì mới thực hiện được mục đích, ước mơ của mình. Có mục đích gần mà cũng có mục đích xa, có mục đích cao cả nhưng cũng có mục đích tầm thường, nhỏ bé. Mục đích thường gắn với ước mơ, hoài bão. Có mục đích cao cả, đúng đắn mới tạo thành động lực, sức mạnh, giúp ta vươn tới làm nên sự nghiệp, giúp ích cho đời.

Câu nói của Đi-đơ-rô không chỉ nói lên tầm quan trọng của mục đích sống mà còn nhắc nhở mọi người phải sống với mục đích cao cả, không nên sống với mục đích tầm thường.

Câu nói của Đi-đơ-rô là một lời giáo huấn hàm chứa tư tưởng sâu sắc, tiến bộ. Nếu không có mục đích, anh chẳng làm nên công trạng gì. Và anh chỉ sống cho hiện tại, không hề nghĩ tới ngày mai. Cuộc đời anh trở nên nhỏ nhoi, thấp hèn, chật hep, chỉ là phường giá áo túi cơm. Sống không có mục đích thì người ta chỉ nhìn thấy những lợi ích vặt vãnh, ti tiện hàng ngày, lãng phí thời gian, phí hoài tuổi trẻ. Cuộc sống trở nên tẻ nhạt vì không biết tu dưỡng đạo đức, học hành mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách, tài năng. Sống không có mục đích là sống thừa, sống theo bản năng. Sống không có mục đích, không chỉ không có hạnh phúc mà còn là nguồn gốc của mọi điều xấu, điều ác trong xã hội.

Nếu mục đích tầm thường anh cũng không làm được cái gì vĩ đại. Sống bằng mục đích tầm thường, anh sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Cuộc đời anh quẩn quanh, không bao giờ nghĩ tới chuyện cao xa, bay bổng; sống không cc ước mơ, khát vọng. Con chim cánh nhỏ, sức yếu không thể bay cao, bay xa. Chỉ có  đại bàng mới tung cánh gió bốn phương trời được. Sống với mục đích tầm thường, con người ta tự bằng lòng với mình, không chịu học tập nên không có tài năng. Không có tài năng thì chẳng làm được cái gì vĩ đại, phi thường như Đi-đơ-rô đã nói.

Xưa và nay, lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc ta chứng minh một cách hùng hồn rằng, các anh hùng, các danh nhân… tên tuổi sáng ngời sử sách là những nhân vật vĩ đại đã sống và chiến đấu vì một mục đích cao cả, vĩ đại:

Lê Lợi và Nguyễn Trãi:

"Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống'.

(Bình Ngô đại cáo)

Phan Bội Châu:

"Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

(Xuất dương lưu biệt)

Và Hồ Chí Minh:

"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng dược học hành".

Có tâm hồn đẹp mới biết sống có mục đích. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính… để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Sống vì mục đích đúng đắn, cao cả, học sinh mới thực hiện được lời Bác Hồ

dạy: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cúc cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

Có được giáo dục, được học hành chu đáo, chúng ta mới sống có mục đích đúng đắn, cao cả. Khi đã có mục đích sống đẹp, đúng đắn, chúng ta còn phải biết phấn đấu đến cùng để thực hiện ước mơ, hoài bão của minh. Mọi thành quả trên hành trình đi tới tương lai đâu để gặt hái? Phải bền chí và có quyết tâm cao để chiến thắng mọi trở lực trên đường đời. Chúng ta càng thấm thìa bài thơ của Bác Hồ:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Núi cao lên đến tận cùng.,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

(Đi đường)

Câu nói của nhà văn Đi-đơ-rô thật sâu sắc và chí lí. Đã hơn hai thế kỉ qua câu nói của ông vẫn sáng ngời chân lí, nó trở thành một danh ngôn, có sức cảm hóa kì diệu. Thực hiện đúng câu nói của nhà văn Thế kỉ Ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng ta đã  “Sông, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • nếu không có mục đích anh chẳng làm gì được cả anh cũng chẳng làm gì được nếu mục đích tầm thường

Bài viết liên quan

  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12
  • “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. …” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Văn học là nhân học – Văn hay lớp 12
  • Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái – Văn hay lớp 12
  • Tả cây chuối nơi vườn quê – Văn hay lớp 2
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thủa lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do tôi làm ra – Văn hay lớp 12
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm – Văn hay lớp 6
0