Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng trích Tam quốc diễn nghĩa
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung Bài làm Đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc hồi 21 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả la Quán Trung. Tác phẩm kể ...
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung Bài làm Đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc hồi 21 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả la Quán Trung. Tác phẩm kể về thời kì Lưu Bị chưa có đất lập nghiệp phải nương nhờ Tào Tháo để chờ cơ hội thực hiện giấc mộng anh hùng của mình. Ông phải sống rất khôn khéo để vừa tự bảo vệ mình vừa chuẩn ...
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung
Bài làm
Đoạn trích “Tào tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc hồi 21 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả la Quán Trung. Tác phẩm kể về thời kì Lưu Bị chưa có đất lập nghiệp phải nương nhờ Tào Tháo để chờ cơ hội thực hiện giấc mộng anh hùng của mình. Ông phải sống rất khôn khéo để vừa tự bảo vệ mình vừa chuẩn bị lực lượng. Qua đoạn trích, ta thấy quan điểm của Tào Tháo khi Tào Tháo đánh giá những anh hùng khác của thời đại và thấy được sự khôn khéo che mình, giấu đời của Lưu Bị.
Đoạn trích tái hiện một tình huống đặc biệt trong cuộc đời Lưu Bị. Đó là thời gian Lưu Bị phải sống nhờ Tào Tháo, phải giấu mình chờ thời. Tào Tháo mời Lưu Bị đến uống rượu để luận bàn về anh hùng trong thiên hạ và là cơ hội để Tào Tháo khai thác ý đồ sâu xa của Lưu Bị, nhằm loại bỏ đối thủ của mình. Để che mắt Tào Tháo, Lưu Bị giả vờ là người làm vườn, công việc thường ngày của ông là vun xới, tưới tắm vườn rau dù trong lòng lúc nào cũng canh cánh lý tưởng anh hùng. Việc làm này cho thấy ông là người cơ mưu, luôn cảnh giác Tào Tháo để phòng thân, giữ mình. Đồng thời cho thấy Tào Tháo là kẻ đa mưu, gian xảo.
Tào Tháo cho Hứa Chử và Trương Lưu mời Lưu Bị đến phủ. Huyền Đức đến phủ mà không biết lý do được mời trong khi đó Trương Phi và Quan Vân Trường lại không có ở nhà. Thái độ của Tháo khi gặp Lưu Bị rất vui vẻ. Tháo không biết rõ động cơ làm vườn của Lưu Bị và hắn quyết tâm tìm ra sự thực. Còn Lưu Bị vốn là người bình tĩnh, song lại bị đặt vào tình huống không rõ thực hư nên đã có biểu hiện “sợ tái mặt”. Vốn là người từng trải nên khi biết rõ mục đích Tháo mời Bị đã bình tĩnh trở lại.
Câu chuyện được mở ra trong cuộc đối ẩm, bắt đầu từ hiện tưởng vòi rồng hút nước. Rồng được Tháo ví như người anh hùng trong thiên hạ, với mọi khả năng ứng biến. Từ câu chuyện của tự nhiên, Tháo bắt đầu cuộc khẩu vấn với Lưu Bị. Cách nói của Bị cũng rất từ từ, không vội vã. Mỗi nhân vật mà ông đưa ra để đối đáp đều được kèm theo khả năng riêng của mỗi nhân vật đó: Viên Thuật – binh lương nhiều, Viên Thiệu – như con hổ dữ, Lưu Cảnh Thăng – nổi tiếng tám kẻ tuấn kiệt, Tôn Bá Phù – sức lực đương khỏe,… Khi nói đến những người ấy, ông tuyệt nhiên không nhắc đến Tào tháo. Tháo không được Bị nêu tên trong danh sách những kẻ hùng dù thực tế Tháo đang ở thế mạnh, điều ấy sẽ khiến Tháo phải nêu ra quan điểm của mình. Lưu Bị cũng không nêu tên mình trong danh sách đó, điều ấy thể hiện sự nhún nhường, hạ mình của ông. Tuy nhiên, mỗi nhân vật mà ông đưa ra đều bị Tào Tháo phủ nhận. Cách phủ nhận cũng mang cá tính riêng của hắn, cũng cho thấy, khi mưu đồ nghiệp lớn, hắn đã nắm chắc mọi đối thủ trong tay, trừ Lưu Bị. Đỉnh điểm của cao trào là khi Tào Tháo “trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình mà rằng: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có
sứ quân và Tháo mà thôi”. Tào Tháo nhận xét như vậy chứng tỏ cho thấy hắn là một kẻ biết nhìn xa trông rộng, biết nhận mặt từng người. Thoạt tiên, khi nghe thấy Tháo nói đúng tim đen của mình, Lưu Bị “giật nảy mình”, đánh rơi cả thìa và đũa. Hành động này rõ ràng là không bình thường, nó có nghĩa rằng Lưu Bị đã nhận nhận xét của Tháo. Trong tình thế đó, kết hợp với tiếng sấm, ông đã tạo ra một màn kịch che mắt Tháo về việc đánh rơi đũa, thìa. Ông còn vận dụng cả câu nói của Khổng Tử trong sách “Luận ngữ” một cách rất tỉnh táo để biện hộ cho mình. Kết quả Lưu Bị đã che mắt được Tào Tháo, vừa tự bảo toàn thân phận và tính mạng của mình.
Đoạn trích như một màn kịch đày kịch tính giữa một kẻ gian xảo, quỷ quyệt như Tào Tháo và một người thông minh, bình tĩnh như Lưu Bị. Cuộc trò chuyện giữa hai anh hùng thời Tam quốc không chỉ đơn giản là một cuộc đối ẩm là một cuộc rượt bắt giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm.