Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa…
Đánh giá bài viết Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam ngoài những bài thơ nói về cuộc sống của người dân lao động vất vả nhưng luôn có niềm vui ,thì bên cạnh đó còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến nhất đó là bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc chân ...
Đánh giá bài viết Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam ngoài những bài thơ nói về cuộc sống của người dân lao động vất vả nhưng luôn có niềm vui ,thì bên cạnh đó còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến nhất đó là bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc chân thành nhưng không đến được với nhau , đó là bài ”trèo lên cây bưởi hái hoa”. Bài thơ kể về ...
Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam ngoài những bài thơ nói về cuộc sống của người dân lao động vất vả nhưng luôn có niềm vui ,thì bên cạnh đó còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến nhất đó là bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc chân thành nhưng không đến được với nhau , đó là bài ”trèo lên cây bưởi hái hoa”. Bài thơ kể về chuyện tình cảm động của một đôi trai gái yêu nhau nhưng lại không có duyên đến với nhau.
Hai câu thơ đầu mở ra trước mắt chúng ta thật mộc mạc và chân thành đó là :
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”
Có thể hiểu được đây là hành động gian khổ của chàng trai khi phải trèo lên rồi lại bước xuống thềm nhà để hái hoa bưởi rồi hái nụ tầm xuân. Trèo lê cây bưởi hái hoa chủ yếu nhằm gợi hứng và có tác dụng đưa đẩy bắt vần rất khéo léo. Chắc hẳn có rất nhiều người tò mò vì hành động của chàng trai, tạo sao lại không làm việc khác mà lại đi hái hoa ? nhưng khi chúng ta hiểu được rõ tâm ý của nhà thơ thì chúng ta mới thấy được cái hay của nó. Thực chất đây chỉ là một hành động trong tâm trí, trong tưởng tượng của chính nhà thơ hay đó là những hành động trong tâm trí của chàng trai để chống lai sự nhớ nhung của mình giành cho cô gái. Trước hết chúng ta thấy được rằng nụ tầm xuân là một loài hoa họ với hoa hồng mộc hoang dại, nó được biết đến là một loài hoa có màu trắng nhưng ở đây nụ tầm xuân lại có màu xanh “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” màu xanh ấy phải chăng là màu xanh của những chàng trai si tình, màu xanh của hi vọng nhưng cuối cùng người con gái người anh yêu thương đã đi lấy chồng. Từ “xuân” trong “nụ tầm xuân” gợi mở cho người đọc về một tuổi trẻ, hoài niệm về thời thơ ấu
“Chạm vào một nhánh Tầm Xuân,
Vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương. ”
Người con trai si tình ấy bất lực khi người con gái mình yêu thương đã đi lấy chồng, điều đó càng khẳng định được rõ ràng ở trong những vần thơ” Em đã có chồng anh tiếc lắm thay”, đây như một lời than thân của chàng trai, câu thơ hiện lên một cách cao đẹp của chàng trai si tình, biết buồn tủi cho thân phận mình, tiếc vì không được cưới người mình yêu.
Tiếp theo chúng ta thấy rõ được đến lượt cô gái giãi bày tâm trạng của mình. Những lời nói giống như đang trách móc và than thở nhưng vẫn dùng những lời nhẹ nhàng:
“Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”
Cô gái trách móc chàng trai pha chút giận hờn nhưng cũng không hề nặng lời mà nhẹ nhàng tình cảm.Chỉ ba đồng một mớ trầu cau thế mà chàng trai lại không mua làm tan vỡ hết tất cả những dự định của hai người. Thì ra đến đây chúng ta mới hiểu rõ được hai người yêu nhau nhưng vì chàng trai không ngỏ lời cho nên cô gái đã đi lấy chồng,làm vợ người khác và bây giờ không còn là ngày xưa nữa.
“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Chim vào lồng, cá cắn câu ý nói người phụ nữ khi đã lấy chồng rồi thì không thể tự do đươc nữa, cũng không thể gặp gỡ hẹn hò. Hoa đã có chủ thì không thể thay đổi được gì . Câu thơ trên đã nêu lên thực tại của người con gái khi đã về nhà chồng chỉ biết cam chịu theo số phận chứ không thể làm được gì hơn. Hai câu”như cá cắn câu, như chim vào lồng” diễn tả một cuốc sống sau khi về nhà chồng giống như bị bó hẹp. Và hai câu cuối cùng như một câu hỏi tu từ giống như hai người vẫn đang còn quyến luyến nhau không nỡ xa rời.
Câu hỏi cuối bài thơ cũng chính là câu hỏi của những người phụ nữ ở xã hội thời phong kiến xưa mà không có lời giải đáp .Từ nỗi đau đó hiện lên một lễ giáo phong kiến khắt khe nghiệt ngã , đằng sau đó là niềm khát khao tha thiết cháy bỏng về một tình yêu thực sự.