25/05/2017, 10:50

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đánh giá bài viết Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo ...

Đánh giá bài viết Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu ...

Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa , đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

 Lời khuyên này rất đúng vì nó được đức kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài ,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù , cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục ,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

  Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa , đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

 Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài ,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù , cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục ,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

0