24/05/2018, 22:38

Biểu đồ ca sử dụng phân tích các nhu cầu của hệ thống

Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, nhiệm vụ chủ yếu là xác định các nhu cầu của bài toán. “ Nhu cầu là mẹ của mọi sáng tạo ”, cho nên để sáng tạo ra một hệ thống mới, người phát triển trước hết phải làm quen, ...

Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, nhiệm vụ chủ yếu là xác định các nhu cầu của bài toán. “Nhu cầu là mẹ của mọi sáng tạo”, cho nên để sáng tạo ra một hệ thống mới, người phát triển trước hết phải làm quen, hiểu rõ chuyên môn, nắm vững được qui trình nghiệp vụ mà hệ thống đó phải đáp ứng và tìm hiểu, tập hợp các nhu cầu của hệ thống.

Sau đây chúng ta định nghĩa bài toán làm cơ sở để mô tả cách thực hiện phân tích và thiết kế hệ thống phần mềm hướng đối tượng. Bài toán được mô tả như sau:

Bài toán : “Một Công ty muốn xây dựng Hệ thống phần mềm để phục vụ và quản lý các hoạt động kinh doanh, bán hàng. Công ty có nhiều điểm bán hàng đầu cuối (POST: Point Of Sale Terminal0), đó là những cửa hàng siêu thị, do vậy hệ thống cần phải ghi nhận các hoạt động bán hàng và xử lý các công việc thanh toán với khách hàng, chủ yếu khách hàng mua lẻ. Ngoài ra hệ thống còn giúp Giám đốc Công ty theo dõi được các hoạt động kinh doanh, tự động kiểm kê các mặt hàng tồn đọng trong kho, các mặt hàng bán chạy, v.v. để hỗ trợ ra quyết định trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong mỗi cửa hàng đầu cuối đều có các thiết bị phần cứng như: máy tính, máy đọc mã vạch và phần mềm hệ thống cần thiết”.

Hệ thống bán hàng viết tắt là HBH, là chương trình phần mềm được sử dụng để ghi lại các phiên bán hàng, xử lý và thanh toán nhanh với khách hàng, chủ yếu là phục vụ khách hàng mua lẻ. Thông thường thì một hệ thống mới được xây dựng là nhằm để thay thế cho một hệ thống cũ đã bộc lộ nhiều điều bất cập. Chính vì thế mà việc tìm hiểu nhu cầu với hệ thống mới thường bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá hệ thống cũ.

Mục đích của HBH

  • Tăng nhanh hoặc tự động hoá việc bán hàng, ghi nhận các mặt hàng: loại sản phẩm, mô tả sản phẩm, số lượng và xác định giá bán, tính tiền, v.v., đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng,
  • Thanh toán nhanh với khách hàng bằng các phương thức: tiền mặt, thẻ tín dụng (Credit Card), hay séc (Check),
  • Phân tích, xử lý các kết quả bán hàng nhanh và chính xác để hỗ trợ quyết định trong các hoạt động kinh doanh,
  • Thực hiện tự động kiểm kê các mặt hàng trong kho, theo dõi được những mặt hàng bán chạy, những mặt hàng tồn kho để có được những quyết định kịp thời trong kinh doanh.

Tóm lại, hệ thống xây dựng nhằm tự động hoá các hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn.

Các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống

Chức năng của hệ thống là những gì mà hệ thống được yêu cầu thực hiện.

Nhiệm vụ “X” sẽ là chức năng của hệ thống nếu trong mô tả bài toán có mệnh đề dạng: Hệ thống phải thực hiện X.

Tất nhiên trong giai đoạn này, các tính chất, các yêu cầu về chất lượng hệ thống như tính hiệu quả, an toàn hệ thống chưa cần xem xét, nghĩa là chưa xét tới các đặc tính phi chức năng của hệ thống.

Các chức năng của hệ thống có thể phân loại thành các phạm trù theo các lĩnh vực chức năng hay theo những mức ưu tiên khác nhau để tránh sự lẫn lộn giữa chúng. Các chức năng hệ thống có thể chia thành hai loại:

  • Những chức năng hiển: Những chức năng cần thực hiện và NSD có thể nhận biết, theo dõi được sự hoạt động của chúng.

Khi người bán nhập các mặt hàng mà khách đã chọn mua ở trong giỏ hàng vào hệ thống thì mọi thông tin liên quan đến tên gọi sản phẩm, số lượng, giá bán, v.v. đều phải được hiện lên màn hình và khách hàng có thể theo dõi một cách tường minh.

  • Những chức năng ẩn: Những chức năng cần thực hiện và NSD không theo dõi được. Thường đó là những chức năng kỹ thuật như những công việc tổ chức lưu trữ, xử lý dữ liệu để đảm bảo sự bền vững dữ liệu trong các CSDL. Ví dụ: sau mỗi phiên bán hàng, nghĩa là sau khi khách đã trả đủ tiền mua hàng, hệ thống bán hàng HBH phải thực hiện cập nhật lại số lượng của những mặt hàng vừa bán được. Những hoạt động này NSD không theo dõi được.
  • Một số chức năng tuỳ chọn: Những chức năng có thể bổ sung tăng thêm mức độ thân thiện, tiện dụng cho hệ thống nhưng không ảnh hưởng tới giá trị cũng như các chức năng khác của hệ thống.

Các chức năng của hệ thống phải được chia thành các nhóm theo các mối liên hệ cố kết với nhau. Dựa vào cách phân chia các chức năng để sau này chia nhỏ hệ thống thành các gói, các hệ thống con trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống.

Các chức năng của hệ thống HBH có thể chia thành hai nhóm chính: các chức năng bán hàng (các chức năng cơ sở) và các chức năng thanh toán.

Dựa trên những kết quả khảo sát bài toán bán hàng, nghiên cứu các sổ sách, tài liệu và trên cơ sở trao đổi với những người bán hàng, với khách hàng, v.v. chúng ta xác định được các chức năng chính của hệ thống như sau:

Những chức năng thực hiện thanh toán với khách hàng.

Các chức năng hệ thống thường được đánh số theo các qui tắc tham chiếu

(Reference Rule) để tiện cho việc sử dụng tham chiếu trong các mục phân tích sau này.

Trong đánh số các mục, phần, hay qui tắc, v.v. chúng ta sử dụng thống nhất qui tắc đánh số dấu chấm (‘.’) như trong các tài liệu vẫn sử dụng.

Các thuộc tính của hệ thống

Thuộc tính của hệ thống là những yêu cầu phi chức năng (Non-functional Requirement), đó là những ràng buộc, những giới hạn và những yêu cầu kỹ thuật mà người phát triển hệ thống phải tuân theo.

Hệ thống HBH phải có các thuộc tính sau:

  • Thời gian xử lý và trả lời nhanh,

Khi nhập vào mã từng mặt hàng (máy đọc mã vạch, hay từ bàn phím) thì các thông tin về sản phẩm, giá bán phải được hiển thị ngay tức thì (sau 5 giây chẳng hạn).

  • Dễ sử dụng với những giao diện đồ hoạ thân thiện phù hợp với người bán hàng: như các window và các hộp thoại, v.v.
  • Hệ thống thực hiện trên những hệ điều hành phổ dụng như Microsoft Window 95, 98, 2000, NT, Unix, Linux, v.v.

Ngoài ra còn nhiều tính chất khác của hệ thống phần mềm như đã nêu ở chương I mà hệ thống cũng sẽ cần phải đáp ứng.

0