09/12/2021, 17:30

Biểu cảm về bài thơ Rằm Tháng Giêng

Văn Biểu cảm lớp 7

 Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà thơ, thi sĩ, trăng mang lại vẻ đẹp từ thiên nhiên lung linh huyền ảo vào tong mỗi bài thơ. Đề tài này được rất nhiều các nhà thơ lưa chọn, trong đó phải kể đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người đã đem đến cho bài thơ: ‘Rằm Tháng Riêng’ một ánh trăng tuyệt đẹp có thể cảm nhận được cả chất “nghệ sĩ” của một thi nhân tài giỏi.

   Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Bác cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Kết thúc cuộc họp thì đêm cũng đã rất khuya, đúng vào thời điểm Nguyệt chính viên trăng xuân tròn và đẹp nhất tỏa sáng khắp các cảnh vật. Cảnh sông núi,dòng sông trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

 

   Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ này ra tiếng Việt dưới thể thơ lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha và phong thái ung dung ở Bác.

   Nấu trong bài Cảnh Khuya Bác đã miêu tả khung cảnh đêm trăng đẹp ở chốn rừng sâu Việt Bắc thì ở bài này trong 2 câu đầu Bác lại miêu tả cảnh trăng trên sông nước hòa quyện với màu trời xanh:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

 

   Bằng cách sử dụng nghệ thuật điệp ngữ lặp lại 3 từ xuân bức tranh đêm trăng xuân được bác vẽ ra thật đẹp, lúc ấy đã về khuya, trời đã bắt đầu có những cơn gió nhẹ. Mặt trăng tròn, tỏa ánh sáng khắp nơi khiến dòng sông chứa đầy ánh trăng lấp lánh. Trăng soi màu trời, trăng soi tiếng hát, trăng soi cả những con người đang ngồi ngắm ánh trăng giữa đêm khuya với tâm trạng đầy những tâm sự. Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” để nói về sắc thái ánh trăng đêm nay. Ánh trăng tỏa sáng như đang ấp ôm, xoa dịu những tâm hồn lo lắng nhạy cảm trước những quyết sách lớn đối với vận mệnh của đất nước.

   Tưởng Chừng  Bác viết ra bài thơ này để miêu tả cảnh trăng xuân tuyệt đẹp tựa như người thi sĩ ngắm trăng, nhưng ở 2 câu cuối cùng  Bác lại viết ra nỗi lòng của Bác, lo lắng cho tương lai cách mạng, Bác bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Bác như giao hòa với thiên nhiên tuyệt sắc. Người luôn hết lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn không quên thưởng thức thiên nhiên, thể hiện sự lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.

   “Rằm tháng riêng” là bài thơ tứ tuyệt cô động nhưng đã thể hiện được nhiều nội dung ý nghĩa đặc sắc. Qua bức tranh trăng trên sông nước mùa xuân đẹp thi vị lãng mạn, tâm hồn của người thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng được thể hiện sâu sắc. Đây chỉ là một trong vô vàn bài thơ viết về ánh trăng của Bác, mỗi bài thơ lại là một nét vẽ đặc sắc riêng, thế nhưng vầng trăng trong bài thơ “rằm tháng riêng” mãi là ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả mọi thời đại.

0