25/05/2018, 10:02

Biến và Biểu thức Trong C

Biến Biến là một đại lượng được người lập trình định nghĩa và được đặt tên thông qua việc khai báo biến. Biến dùng để chứa dữ liệu trong quá trình thực hiện chương trình và giá trị của biến có thể bị thay đổi trong quá ...

Biến

Biến là một đại lượng được người lập trình định nghĩa và được đặt tên thông qua việc khai báo biến. Biến dùng để chứa dữ liệu trong quá trình thực hiện chương trình và giá trị của biến có thể bị thay đổi trong quá trình này. Cách đặt tên biến giống như cách đặt tên đã nói trong phần trên.

Mỗi biến thuộc về một kiểu dữ liệu xác định và có giá trị thuộc kiểu đó.

Cú pháp khai báo biến:

<Kiểu dữ liệu> Danh sách các tên biến cách nhau bởi dấu phẩy;

Ví dụ:

int a, b, c; /*Ba biến a, b,c có kiểu int*/

long int chu_vi; /*Biến chu_vi có kiểu long*/

float nua_chu_vi; /*Biến nua_chu_vi có kiểu float*/

double dien_tich; /*Biến dien_tich có kiểu double*/

Lưu ý: Để kết thúc 1 lệnh phải có dấu chấm phẩy (;) ở cuối lệnh.

Vị trí khai báo biến trong C

Trong ngôn ngữ lập trình C, ta phải khai báo biến đúng vị trí. Nếu khai báo (đặt các biến) không đúng vị trí sẽ dẫn đến những sai sót ngoài ý muốn mà người lập trình không lường trước (hiệu ứng lề). Chúng ta có 2 cách đặt vị trí của biến như sau:

a)Khai báo biến ngoài: Các biến này được đặt bên ngoài tất cả các hàm và nó có tác dụng hay ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình (còn gọi là biến toàn cục).

Ví dụ:

int i; /*Bien ben ngoai */

float pi; /*Bien ben ngoai*/

int main()

{ … }

b)Khai báo biến trong: Các biến được đặt ở bên trong hàm, chương trình chính hay một khối lệnh. Các biến này chỉ có tác dụng hay ảnh hưởng đến hàm, chương trình hay khối lệnh chứa nó. Khi khai báo biến, phải đặt các biến này ở đầu của khối lệnh, trước các lệnh gán, …

Ví dụ 1:

#include <stdio.h>

#include<conio.h>

int bienngoai; /*khai bao bien ngoai*/

int main ()

{ int j,i; /*khai bao bien ben trong chuong trinh chinh*/

clrscr();

i=1; j=2;

bienngoai=3;

printf(" Gia7 tri cua i la %d",i);

/*%d là số nguyên, sẽ biết sau */

printf(" Gia tri cua j la %d",j);

printf(" Gia tri cua bienngoai la %d",bienngoai);

getch();

return 0;

}

Ví dụ 2:

#include <stdio.h>

#include<conio.h>

int main ()

{ int i, j; /*Bien ben trong*/

clrscr();

i=4; j=5;

printf(" Gia tri cua i la %d",i);

printf(" Gia tri cua j la %d",j);

if(j>i)

{

int hieu=j-i; /*Bien ben trong */

printf(" Hieu so cua j tru i la %d",hieu);

}

else

{

int hieu=i-j ; /*Bien ben trong*/

printf(" Gia tri cua i tru j la %d",hieu);

}

getch();

return 0;

}

Biểu thức

Biểu thức là một sự kết hợp giữa các toán tử (operator) và các toán hạng (operand) theo đúng một trật tự nhất định.

Mỗi toán hạng có thể là một hằng, một biến hoặc một biểu thức khác.

Trong trường hợp, biểu thức có nhiều toán tử, ta dùng cặp dấu ngoặc đơn () để chỉ định toán tử nào được thực hiện trước.

Ví dụ: Biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai:

(-b + sqrt(Delta))/(2*a)

Trong đó 2 là hằng; a, b, Delta là biến.

Các toán tử số học

Trong ngôn ngữ C, các toán tử +, -, *, / làm việc tương tự như khi chúng làm việc trong các ngôn ngữ khác. Ta có thể áp dụng chúng cho đa số kiểu dữ liệu có sẵn được cho phép bởi C. Khi ta áp dụng phép / cho một số nguyên hay một ký tự, bất kỳ phần dư nào cũng bị cắt bỏ. Chẳng hạn, 5/2 bằng 2 trong phép chia nguyên.

Toán tử Ý nghĩa
+ Cộng
- Trừ
* Nhân
/ Chia
% Chia lấy phần dư
-- Giảm 1 đơn vị
++ Tăng 1 đơn vị

Tăng và giảm (++ & --)

Toán tử ++ thêm 1 vào toán hạng của nó và – trừ bớt 1. Nói cách

0