10/05/2018, 11:11
Bí quyết luyện nghe dễ dàng
Quy tắc 1: Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh một cách riêng lẻ. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học Tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả nhóm từ. Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các ...
- Quy tắc 1: Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh một cách riêng lẻ.
Thí dụ: ta học được chữ “hate” (ghét) trong câu “She hates ice-cream”. Khi ghi nhớ cả câu văn này, ta có được một hình ảnh rõ ràng về ý nghĩa, vai trò của chữ “hate”. Ta cũng nhớ được cách chia của nó với chủ từ “he”. Lần sau, khi cần dùng tới, ta biết ngay là “She hates” chớ không phải “He hate” như khi học qua tự điển.
- Quy tắc 2: Không học ngữ pháp
Nhược điểm của người Việt Nam hiện nay là quá chú trọng vào ngữ pháp. Dẫn đến bạn rất khó giao tiếp một cách tự nhiên đơn giản bạn chỉ sợ sai ngữ pháp.
- Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất - Học bằng tai, không phải bằng mắt
Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
Tại hầu hết các trường, bạn học Tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
Nhưng bây giờ bạn phải học Tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt Tiếng Anh.
- Quy tắc 4: Học chậm mà chắc
Chúng ta cần học để hiểu kỹ và nhớ lâu, chứ không phải học thật nhanh. Do đó, khi đọc hay nghe một bài Anh Ngữ, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một điều nữa cũng khá quan trọng, là không bao giờ ngừng nghỉ. Hôm nay luyện, ngày mai tiếp tục luyện. Từ Thứ Hai tới Chủ Nhật, tuần này sang tuần khác. Chép bài đàm thoại vào điện thoại hay máy nghe MP3 và luyện nghe bất cứ lúc nào có thời gian.
Theo AJ HOGE – Tác giả bộ đĩa Effortless English bạn chỉ nhớ chuẩn xác và tự nhiên được 1 cấu trúc 1 mẫu câu khi bạn nghe đi nghe lại cái đó 1000 lần trở lên!
- Quy tắc 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
Point of View Stories là những câu chuyện được kể lại nhiều lần qua những khía cạnh khác nhau. Sự khác biệt này có thể là khác về thì, về thể, về dạng, v.v. tùy theo yêu cầu.
Thí dụ, cùng một câu chuyện được kể đi kể lại bốn lần trong bốn thời điểm khác nhau: hiện tại, năm trước, năm sau, từ trước tới nay. Ở mỗi phiên bản, nội dung được giữ nguyên nhưng văn phạm thì thay đổi.
Việc chúng ta cần làm là luyện nghe các câu chuyện đó theo quy luật số 4. Chúng ta cần chú trọng nội dung của nó và không đặt nặng về văn phạm. Ta không nên suy nghĩ và nhắc nhở chính mình rằng phiên bản này dùng thì hiện tại, phiên bản nọ dùng thì quá khứ, v.v.. Chúng ta chỉ cần biết rằng ở lần này người ta nói “this year”, lần sau họ nói “last year”, lần sau nữa là “next year” và sau rốt họ nói “since last year”.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp Tiếng Anh.
Bạn phải học cái thứ Tiếng Anh hội thoại tự nhiên.
Để học thứ Tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng Tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ Tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học Tiếng Anh hội thoại thực thụ.
Bạn học Tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng Tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng Tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.
- Quy tắc 6: Chỉ sử dụng Tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
Hãy tìm các nguồn hội thoại Tiếng Anh thực thụ . Đọc và Nghe hàng ngày.
- Quy tắc thứ 7: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.
Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Khi đó giao tiếp tiếng Anh của bạn sẽ hoàn toàn tự nhiên và chủ động!