23/05/2018, 18:36

Bệnh lao gà (AvianTuberculosis)?

Bệnh lao gà Bệnh thường xuất hiện ở các bầy gà mới đẻ trong khoảng thời gian 2-3 tháng (giai đoạn đẻ tăng năng suất cao), đặc biệt trong điều kiện nuôi thả ở nền đất có trấu. Gà con ít bị bệnh và bệnh cũng ít xảy ra trong những trại chăn nuôi có quản lý vệ sinh tốt. I. ĐỘNG ...

Bệnh lao gà

Bệnh thường xuất hiện ở các bầy gà mới đẻ trong khoảng thời gian 2-3 tháng (giai đoạn đẻ tăng năng suất cao), đặc biệt trong điều kiện nuôi thả ở nền đất có trấu. Gà con ít bị bệnh và bệnh cũng ít xảy ra trong những trại chăn nuôi có quản lý vệ sinh tốt.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Tất cả các loại gà đều bị bệnh. Gà tây bị nhiễm ít hơn. Bệnh lây lan sang cả thỏ, gia súc và người.

II. NGUYÊN NHÂN

 Do vi khuẩn Mycobacterium avium.

III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY.

Mần bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mần bệnh từ đất và nền chuồng. Vi khuẩn này có thể sống trong đất 4 năm. Chim hoang dại cũng nhiễm bệnh nhưng ở thể mang trùng và nó là nguồn truyền lây từ nơi này sang nơi khác.

IV. TRIỆU CHỨNG

- Mào và tích màu nhợt nhạt, nhăn nheo và teo lại.

- Gà ốm yếu gầy còm và chết.

- Thỉnh thoảng có gà đi khập khiễng lệch về một bên (do tủy xương bị nhiễm lao).

- Sản lượng trứng giảm dần sau đó ngừng hẳn.

V. BỆNH TÍCH

Phuơng thức nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa, do vậy bệnh tích thường thấy ở đường tiêu hóa, gan, lá lách. Thỉnh thoảng thấy ở tủy xương và phổi. Bệnh tích chủ yếu là các hạt to nhỏ khác nhau, màu vàng xám hay trắng xám.

Ở giữa các hạt có casein (chất bã đậu trắng). Nếu các hạt nhiều, liền nhau tạo thành một tảng lớn ở gan và lách.

VI. CHUẨN ĐOÁN.

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.

- Lấy bệnh phẩm phân lập và định danh vi khuẩn.

- Làm phản ứng Tuberculin- tiêm vào nội bì hoặc vào tích, kiểm tra phản ứng sau 48 giờ. Phản ứng được xác định do thú y viên.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Tránh tiếp xúc gà bệnh với gà mẫn cảm

- Sau mỗi ổ dịch phải loại bỏ những con gà con lại.

- Tẩy trùng chuồng nuôi sau mỗi ổ dịch hoặc sau mỗi đợt nuôi.

- Ngăn cản sự tiếp xúc gà với chim hoang dại.

b, Trị bệnh

Không nên điều trị bệnh này vì kết quả kém, mần bệnh thường tổn tại mạn tính làm cho nguồn dịch lây nhiễm kéo dài. 

0