23/05/2018, 18:47

Bệnh giun tóc ở gà?

Con gà (Ảnh minh họa) I. VÒNG ĐỜI GIUN TÓC Con đực và cái của giun tóc loại Capillaira annulata thường ký sinh ở thực quản và diều. Còn lại C. obsignata ký sinh ở ruột non. Con đực dài 2,5-6cm. trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và hình thành phôi trong 3-4 tuần. Khi ...

Con gà (Ảnh minh họa)

I. VÒNG ĐỜI GIUN TÓC

Con đực và cái của giun tóc loại Capillaira annulata thường ký sinh ở thực quản và diều. Còn lại C. obsignata ký sinh ở ruột non. Con đực dài 2,5-6cm. trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và hình thành phôi trong 3-4 tuần. Khi trứng đã hình thành phôi loại C.obsignata có thể được gà nuốt vào theo thức ăn hay nước. Ở trong đường tiêu hóa, trứng có phôi sẽ nở thành ấu trùng và ấu trùng sẽ phát triển thành giun trưởng thành. Đối với loại C.annulata, trứng có phôi ở ngoài môi trường được giun đất nuốt và ấu trùng nở ra hình thành bao nang kéo dài thời gian gây nhiễm từ 2-3 tuần. Khi gà ăn phải giun đất trong đó  có bao nang thì ấu trùng trong báo nang sẽ chui ra và phát triển thành giun trưởng thành.

II. TRIỆU CHỨNG

Gà thường biểu hiện bệnh trên 6 tuần tuổi với triệu chứng: xù long, còi cọc, tiêu chảy, giảm cân. Đối vói gà mái tơ (hậu bị) thành thục chậm (mào nhợt nhạt, không phát triển). Tỷ lệ trứng gà đẻ giảm.

III. BỆNH TÍCH

- Mổ trong bụng thấy gà ít mỡ. Nếu nhiễm loại C.obsignata thấy thành ruột non dầy lên với những điểm xuất huyết và có chứa dịch nhầy. Niêm mạc ruột hình thành những nếp gấp ngang.

- Thành thực quản và diều bị viêm và dầy lên với mức độ khác nhau. Khi bị nhiễm loại C. annulata thì mắt thường không nhìn thấy được, phải dùng kính lúp.

IV. CHẨN ĐOÁN

- Mổ khám và kiểm tra chất nạo ở đường tiêu hóa trên kính hiển vi. Giun cái trưởng thành được nhận ra bởi trong cơ thể của nó có chứa trứng.

- Thu chất chứa trong đường ruột vào vợt và cho nước chảy qua để rửa hết chất nhầy. Phần còn lại ở trên vợt hòa lại bằng nước trong bình thủy tinh và như vậy có thể nhìn thấy giun trong nước. Số lượng giun có thể đếm được để xác định mức độ nhiễm.

IV. PHÒNG TRỊ BỆNH

Như phần phòng và trị bệnh giun đũa. Khi điều trị chủ yếu dùng thuốc:

- Tetramisol uống liều 20mg/kg thể trọng. Tiêm bắp liều 15mg/kg thể trọng.

- Levamisol, Levaject, Themisol, Nilverm tiêm bắp liều 15 mg/kg thể trọng. Sau 2 tháng tiêm lại lần 2.

0