23/05/2018, 18:36

Bệnh E.COLI ở gà?

Ảnh minh họa I. ĐÔNG VẬT CẢM THỤ Các loài gia cầm đều nhiễm bệnh này. Riêng ở gà trong mọi lứa tuổi đều bị nhiễm. II. NGUYÊN NHÂN Do vi khuẩn E.coli gây bệnh (vi khuẩn Gram (-)). III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY - Truyền lây qua trứng do cơ thể mẹ bị ...

Ảnh minh họa

I.ĐÔNG VẬT CẢM THỤ

Các loài gia cầm đều nhiễm bệnh này. Riêng ở gà trong mọi lứa tuổi đều bị nhiễm.

II. NGUYÊN NHÂN

 Do vi khuẩn E.coli gây bệnh (vi khuẩn Gram (-)).

III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

- Truyền lây qua trứng do cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh.

- Truyền lây qua đường hô hấp do gà bị bệnh CRD làm cho nêm mạc phế quản bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương vào cơ thể.

- Truyền lây qua vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc môi trường ở chuồng trại bị nhiễm trùng.

- Lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm trùng

IV.TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

Do con đường lây nhiễm khác nhau, vi khuẩn E.coli gây bệnh với các thể khác nhau như:

a, Thể viêm túi khí

Kế phát các bệnh đường hô hấp như CRD, tụ huyết trùng, viêm phế quản và khí quản truyền nhiễm. Vi khuẩn E.coli có thể bị hít vào trong những mô đã bị tổn thương của đường hô hấp. Vi khuẩn phát triển rất nhanhtrong cơ thể và định hướng vào các túi khí. Túi khí bị dầy lên có màu trắng như bã đậu làm cho con vật khó thở. Vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan phủ tạng như tim, gan, và các túi khí vùng bụng làm tăng sinh các màng túi khí. Chất dịch viêm fibrin tiết ra gây viêm dính màng bao tim, màng bao gan và màng phúc mạc. Kết quả làm cho tuần hoàn tim bị đình trệ, nhu động ruột bị giảm, tỷ lệ chết lên đến 8-10%.

b, Thể bại huyết

Do vi khuẩn xâm nhập vào túi máu qua nhiều, trong điều kiện sức khỏe gà kém như khi vận chuyển, tiêm phòng, thức ăn thay đổi, giai đoạn đẻ cao và kế phát sau các bệnh hô hấp.

- Triệu chứng mệt mỏi, không thích đi lại

- Chết đột ngột không rõ bệnh tích. Tỷ lệ chết nhanh này chiếm từ 1-2%.

- Bệnh tích chỉ rõ ở những con bị bệnh kéo dài từ 3-4 ngày trở đi: màng tim, gan và xoang phúc mạc bị viêm dính vào tim, gan và ruột màu sắc trắng đục.

c, Thể viêm ruột

Bệnh thường nhiễm trùng kế phát sau các bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, ký sinh trùng hoặc trong những trường hợp bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A làm cho các niêm mạc ruột bị tổn thương. Khi nhiễm bệnh gà thường bị tiêu chảy nặng, phân có dịch nhầy màu nâu, xanh, trắng.

- Bệnh tích ở đường tiêu hóa có chứa máu và dịch nhầy. Thành ruột sưng to, dầy và phù nề.

d, Thể viêm vòi trứng

- Do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ huyệt, qua nang trứng hoặc từ máu vào. Vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Vì vậy khi trứng đi qua sẽ bị nhiễm E.coli làm cho phôi chết trước khi nở, hoặc chết sau khi nở.

- Gà mái đẻ giảm. Trứng đôi khi có máu, hoặc gà chết đột ngột trong những giai đoạn đẻ cao.

đ, Thể chết phôi

Nhiễm trùng E.coli là nguyên nhân gây hiện tượng chết phôi. Vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Vì vậy khi trứng đi qua sẽ bị nhiễm E.coli làm cho phôi chết trước khi nở, hoặc chết sau khi nở.

- Gà mái đẻ giảm. Trứng đôi khi có máu, hoặc gà chết đột ngột trong những giai đoạn đẻ cao.

đ, Thể chết phôi

Nhiễm trùng E.coli là nguyên nhân gây hiện tượng chết phôi. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vỏ trứng vào phôi gây chết phôi.

e, Các thể khác

- Gây viêm rốn: Rốn bị sưng đỏ do vi khuẩn nhiễm từ mẹ qua trứng vào phôi hoặc từ ngoài môi trường vào rốn.

- Gây viêm khớp: Khớp sưng to, đỏ (2 phần này sẽ trình bày tiếp sau).

V. CHUẨN ĐOÁN

- Dựa trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích sau khi mổ.

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm và phân lập vi khuẩn.

- Cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng lâm sàng giống E.coli như bệnh bạch lỵ, bệnh thương hàn, bệnh phó thương hàn.

- cần phân biệt với bệnh có bệnh tích gần giống E.coli như bệnh CRD.

VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

+ Phòng bằng vacxin Neotyphomix (Toi + E.coli): Đây là loại vacxin cết nhũ dầu do Công ty Rhone Merieux Pháp sản xuất. Gồm 3 Serotype E.coli 01, 02 và 078 và P. multcida A:3 (2 type 02 và 078 thường gây bệnh gia cầm Việt Nam). Quy trình phòng bệnh như sau:

- Chủng lần thứ 1 lúc 2 tuần tuổi. Tiêm bắp hay dưới da liều 0,2-0,3 cc/con.

- Chủng lấn thứ 2 lúc 5-7 tuần tuổi. tiêm liều 0,3 cc/con. Hoặc trước khi đẻ 2 tuần (đối với vùng an toàn dịch). Vacxin sẽ tạo miễn dịch cho gà mẹ và truyền kháng thể qua trứng cho gà con, phòng bệnh được 1-3 tuần kể từ lúc nở.

+ Phòng bằng thuốc kháng sinh: Ta có thể dùng một trong những loại thuốc kháng sinh giống như phòng trị bệnh bạch lỵ gà, thương hàn và phó thương hàn gà như sau:

- Ampicillin: Uống liều 100- 150 mg/kg thể trọng (pha 1g/1,5lít nước). Dùng liên tục 1-5 ngày tuổi. Đối với gà lớn và gà đẻ dùng liên tục 3 ngày/tháng sau khi tiêm phòng các loại vacxin hoặc sau khi điều trị bệnh CRD.

- Chloramphenicol: Uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 1-7 ngày sau khi nở. Đối với gà lớn và gà đẻ dùng liệu trình như Ampicillin.

- Spectam W.S 50%: Cho uống liều 50-100 mg/kg thể trọng/ngày. Liệu trình dùng như Ampicillin.

- Neomycin: Cho uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. liệu trình như trên.

- Cosumix: Cho uống liều 100 mg/kg thể trọng/ngày (1-2 g/lít nước). Liệu trình như trên.

- Imequil hoặc Flumưquil: Cho uống liều 20 mg/kg thể trọng/ngày (1g/lít nước). Liệu trình như trên.

- AntiColi B hay ColiCopha: Cho uống liều 20 mg/kg thể trọng/ngày (1g/lít nước). Liệu trình như trên.

+ Phòng bằng biện pháp vệ sinh:

- Vệ sinh chuồng trại định kỳ để giảm hàm lượng vi khuẩn có trong môi trường.

- Chuồng trại phải thông khí để các khí độc như Amoniac v.v... không gây độc cho cơ thể.

- Định kỳ kiểm tra vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định vi khuẩn quen thuốc.

- Các biện pháp phòng bệnh chuồng trại, lò ấp, trứng v.v... như ở bệnh bạch lỵ, thương hàn gà.

b, Trị bệnh

Dùng một trong những loại thuốc kháng sinh trị bệnh như trong bệnh bạch lỵ gà và thương hàn gà vì vi khuẩn E.coli là vi khuẩn Gram (-) giống như vi khuẩn Salmonella. Những kháng sinh thường dùng như Cosumix, ColiCopha, AntiColi B, Imequil, Flumequil, Inoxyl, Coli SP, Ampicillin, Chloramphenicol, Chlotetrasol, Noedexin, Neomycin, Spectam, Gentamycin, Spectinomycin, Furazonlidon, Bencomycin S. Thuốc dùng cho gà đẻ tiêm loại Bencomycin S, Biotex, Biocolistin là tốt nhất vì thuốc không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng

- Liều lượng và liều trình dùng như trong điều trị bệnh bạch lỵ và thương hàn gà.

0