23/05/2018, 18:35

Bệnh viêm loét ruột (Uicerative enteritis) ở gà?

Ảnh minh họa I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Chim cút mẫn cảm cao và tỷ lệ truyền lây sang gà con từ 15-100%. Gà giống hậu bị, gà đẻ và gà tây cũng mẫn cảm với bệnh này. Trong các loại gà công nghiệp thì gà Leghorn mẫn cảm hơn gà thịt và gà tây. Nếu trong bầy có nhiễm cầu trùng ...

Ảnh minh họa

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Chim cút mẫn cảm cao và tỷ lệ truyền lây sang gà con từ 15-100%. Gà giống hậu bị, gà đẻ và gà tây cũng mẫn cảm với bệnh này. Trong các loại gà công nghiệp thì gà Leghorn mẫn cảm hơn gà thịt và gà tây. Nếu trong bầy có nhiễm cầu trùng Coccidiosis thì tính nhiễm bệnh càng tăng có thể do sử dụng thức ăn có năng lượng cao. Thức ăn tích tụ dư trong đường tiêu hóa tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát bệnh.

II. NGUYÊN NHÂN.

Do vi khuẩn hiếu khí có nha bào thuộc giống Corynebacterium, vi khuẩn Gram (+).

III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống đac bị nhiễm trùng từ phân những con bị bệnh thải ra.

IV. TRIỆU CHỨNG

Trạng thái ủ rũ, lông xù, tiêu chảy. Nếu kế phát bệnh cầu trùng thì tỷ lệ bệnh tăng và chết cao từ 2-10%.

V. MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

- Diều đầy nước

- Gan có vùng hoại tử màu vàng nhạt

- Lách có thể bị sưng huyết, xuất huyết và sưng to.

- Bệnh tích ở gan chỉ thấy ở gà lớn, không thấy ở gà con.

- Niêm nạc ruột già loét tròn như cúc áo màu trắng vàng, chỗ mỏng chỗ sâu vào thành ruột, có thể vỡ tan lan sang phúc mạc viêm dính màng phúc mạc.

VI. CHUẨN ĐOÁN

- Dựa vào triệu chứng và bệnh tích trên.

- Lấy bệnh phẩm tiêm vào phổi gà sau 40-72 giờ phôi sẽ chết. Xét nghiệm thấy vi khuẩn trong phôi và lòng đỏ.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Vệ sinh thức ăn và nước uống.

- Dùng thuốc kháng sinh và thuốc hóa dược trộn vào thức ăn để phòng vi khuẩn lây nhiễm qua thức ăn.

Những thuốc kháng sinh có tác dụng phòng và trị bệnh tốt như Pencillin G (dùng tiêm), Ampicillin, Spiramycin (Suanovil), Tylosin (Tylan), Chlotetracyclin, Oxytetracyclin, Amoxillin, Tiamulin, Inoxyl, Norfloxillin, Tri-alphucine, v.v...

Liều trộn thức ăn hay nước uống như trong phòng các bệnh bạch lỵ, thương hàn và CRD. Liệu trình liên tục 3-4 ngày/tuần.

b, Trị bệnh

Dùng một trong những kháng sinh sau đây để điều trị:

- Pencillin G tiêm bắp liều 100.000 UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Ampicillin tiêm bắp liều 50-100 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Spiramycin ( Suanovil) tiêm bắp liều 100.000- 150.000 UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Tylosin (Tylan) tiêm bắp liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Tetramycin cho uống liều 40 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 20-30 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Dexamylone tiêm bắp 1 ml/2,5-5 kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày.

- Strepnovil tiêm bắp liều 1 ml/2kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Suldiazolne tiêm bắp liều 1ml/2,5-5 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

- Tiamulin 10%  tiêm bắp liều 1ml/6kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

0