25/05/2018, 09:27

Bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được nhiều thành tích nổi bật. Trong đó, lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều thành tựu. Luật giáo dục đã làm tăng số trẻ em đi học tiểu học từ 9,1 triệu học sinh năm học 1991-1992 lên 10,4 triệu học sinh năm học ...

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được nhiều thành tích nổi bật. Trong đó, lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều thành tựu. Luật giáo dục đã làm tăng số trẻ em đi học tiểu học từ 9,1 triệu học sinh năm học 1991-1992 lên 10,4 triệu học sinh năm học 1996-1997 (Haughton et al., 1999:116). Hiện nay, Việt Nam đã đạt được phổ cập giáo dục tiểu học. Vào năm 2000, chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu là đạt được phổ cập giáo dục cấp 2 (cấp Trung học cơ sở) tại các thành phố lớn, các vùng công nghiệp và một số tỉnh vùng đồng bằng. Những chính sách về cải cách giáo dục đã làm tăng cơ hội học tập cho mọi người và mở rộng giáo dục cho quảng đại quần chúng. Hiện nay, 100% số xã có trường phổ thông cơ sở cấp 1 và /hoặc cấp 2. Từ năm 1993 đến năm 1998: các loại trường ngoài công lập tăng 2%; tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên tăng 2,87% (trong đó, tỉ lệ biết chữ ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị); số năm đi học bình quân của dân số từ 6 tuổi trở lên tăng từ 5,4 năm lên 6,2 năm (Tổng cục Thống kê, 2000: 44-45). Sau 5 năm (1993-1998), tỉ lệ đi học đúng tuổi đều tăng ở mọi cấp học. Từ hai nguồn số liệu VLSS93 và VLSS98, thông qua phép đo lường IEO theo nguồn gốc gia đình giàu nghèo, đã cho biết xu hướng chung của bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam là càng học lên cao thì bất bình đẳng về giáo dục càng lớn và bất bình đẳng ở cấp đại học là lớn nhất. Bất bình đẳng này ở cấp đại học là cao và tương tự với các nước Tây Âu trong những năm 1960-1965. Đồng thời, khi xem xét bất bình đẳng về giáo dục được thể hiện qua hệ số Gini chi tiêu cho giáo dục, ta lại thấy xu hướng chung của bất bình đẳng về giáo dục là không giảm, có thể thấy khuynh hướng ngày càng tăng theo thời gian. Điều kết luận này đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở phần đầu bài viết.

  1. Giới thiệu
  2. Khái niệm bất bình đẳng về giáo dục
  3. Xu hướng của bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam
  4. So sánh bất bình đẳng về giáo dục với một số nước Tây Âu
  5. Kết luận

Xem chi tiết tại đây

0