21/02/2018, 09:46

Bàn luận về an toàn giao thông

– Bài làm 1 Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họađối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kìlúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơnba mươi ...

– Bài làm 1

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họađối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kìlúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơnba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phầnlàm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.

Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu ngườivà bị thương hàng chục triệu người mỗi năm.Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lạităng thêm 10% con số này ở cácnước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhấthiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xãhội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khiđi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn cócác loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không…

Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu tronglịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thậtchính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Trên hình thức nó được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể, gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe cho con người, vật và tài sản…Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông. Còn xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc là không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương cho mọi gia đình mà còn liên luỵ đến bao nhiêu người vô tội khác. Lỗi chung lớn nhất là do ý thức người dân còn kém, coi thường tính mạng của mình và người khác, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Gần 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là dongười điều khiển phương tiện gây ra. Có tránh được tai nạn giao thông hay không là do ý thức tự giác chấp hành Luật Giao Thông của người lái xe. Các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, gây hậu quả nghiêm trọngtrong thời gian qua đều xuất phát từ hành vi coi thường phápluật của lái xe và chưa có ý thức chấp hành pháp luật. Theo thống kê những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khimất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những con người đang từng ngày ra sức xây dựng tổ quốc và thật xótxa khi đất nước lại còn bị mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai nữa.Hậu quảcủa tai nạn giao thông để lại thật khủng khiếp làm sao!

Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông. Tính riêng trong năm 2006 đã có 12.600 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chếtlà người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khitất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ….Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thốngđèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô,xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố…Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,… đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họsẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, Dylan… phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt.

Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân… Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc chamẹ khi con mình xảy ra tai nạn, khi nhận ra thì đã quá muộn. Tạisao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hốihận vì tại sao ngay từ đầu khôngbảo ban con cái mình thì bây giờđã muộn có tốn bao nhiêu nướcmắt thì mọi chuyện gạo cũng đã chín thành cơm.

Một số địa phương đã có nhữngbiện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường vàcác cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em mà phải kể đến trách nhiệm của các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì contrẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. Như trong năm vừa rồi,cái chết thương tâm của hai bạn nữ sinh trường THPTNguyễn Công Trứ khi đang đạp xe trên đường đi học về gây bứcxúc trong giới học đường khiến cho gia đình các bạn cũng đau lòng. Đùa giỡn trên xe để khônglàm chủ tay lái và rồi ngã vào xe tải đang lưu thông cùng chiều.Các bạn ấy mới 16 tuổi thôi, còn qúa trẻ để làm nhiều việc có ích cho xã hội.

Gần đây việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thayđổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.Các cơ quannhà nước cũng không quan tâmđúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hòhét khi các em đua xe trái phép.Tất cả những nguyên nhângây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽchẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.

Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, phải cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể.Chẳng hạn như phátđộng tháng “An toàn giao thông”, thực hiện phải kết hơp với lực lượng cảnh sát giao thông giám sát theo dõi tình hình giao thông, xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm Luật giao thông. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Giáo dục cho học sinh, sinh viên ngay từ ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng bổ ích. Lực lượng học sinh, sinh viên tình nguyện đứng ra điều khiển giao thông cũng là một biện pháp hữu ích.Gần đây việc tất cả công dân phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một biện pháp thiết thực giúp bảo vệ an toàn cho mọi người.Cần phải phát huy những mặt tích cực để tai nạn giao thông ngày một giảm theo chiều hướng nhanh nhất.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân.

– Bài làm 2

Ngày nay, tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nóng bỏng không những trên thế giới mà ngay ở đất nước Việt Nam của chúng ta, vấn đề tai nạn giao thông đang từng ngày, từng giờ cướp đi bao sinh mạng của con người, làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, rơi vào thảm cảnh: Vợ mất chồng, con mất cha mẹ, cha mẹ mất con…Nó không khác gì cuộc chiến tranh diễn ra ngay trong trong thời bình, nó làm nhức nhối và đau đầu các nhà quản lí xã hội và đã có lúc gây xôn xao mạnh mẽ trong dư luận quần chúng nhân dân.

Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của vấn đề này. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, các phương tiện giao thông và ngành giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, nó giúp cho việc trao đổi, giao lưu thông thương hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Các loại hình và mạng lưới giao thông đang ngày càng phát triển: Đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ…rồi hạ tầng của các loại hình giao thông cũng phát triển không ngừng, các đường cao tốc, các đại lộ ở các đô thị lớn, mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến tận các thôn cùng ngõ xóm ở nông thôn, song vấn đề đáng nói ở đây là tai nạn giao thông lại đang làm cho biết bao mái nhà không còn bình yên.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tai nạn giao thông báo động đến mức như vậy? Trước hết phải nói đến ý thức tham gia giao thông của người dân, mạnh ai nấy đi, bất chấp các luật lệ. Ở thành phố và các đô thị, người ta vì một lí do này khác tự ý vượt đèn đỏ, đi lấn chiếm làn đường, vỉa hè dành cho người đi bộ… rồi sự nuông chiều của gia đình, thanh niên tổ chức đua xe trái phép, uống rượu bia khi tham gia giao thông, vội đến công sở… gây tai nạn giao thông, còn ở nông thôn thì sao? Tham gia giao thông thì không được sự cho phép của cơ quan chức năng: chưa có bằng lái xe cũng lái xe, không đội mũ khi tham gia giao thông, nhiều người còn không thuộc và không biết ý nghĩa của các biển báo hiệu giao thông đường bộ…rồi kết cấu hạ tầng đường giao thông chưa đồng bộ: đường xấu, nhiều ổ voi ổ gà, sửa đường, đào đường không có biển báo… đôi khi còn thiếu sự sát sao của cơ quan quản lí nhà nước các cấp.

Vậy em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đến các nhà quản lí, các cơ quan chức năng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như trước hết phải tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý thức tham gia giao thông, làm tốt công tác xã hội hóa an toàn giao thông, tất cả mọi tổ chức, cá nhân, gia đình đều vào cuộc, các cơ quan chức năng như CSGT, Thanh tra giao thông, Ban an toàn giao thông các cấp, lực lượng công an xã tăng cường hơn nữa việc thanh kiểm tra các phương tiện và người tham gia giao thông, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện kém chất lượng, tuổi thọ phương tiện xuống cấp, giữ phương tiện và phạt thật nặng những người cố ý vi phạm hành chính về tham gia giao thông như: uống rượu bia lạng lách, đánh vòng… nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Có như vậy tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng sẽ giảm thiểu, góp phần làm bình an trên những tuyến đường, binh yên cho tất cả mọi người như khẩu hiệu “An toàn giao thông, hạnh phúc của mọi nhà”.

0