31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" số 3 - 10 Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" hay nhất

Những câu truyện ngụ ngôn hẳn không còn xa lạ với bất cứ ai, sau tiếng cười giải trí là những bài học sâu cay nhằm phê phán, lên án những loại người trong xã hội. Nó được kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ với những cử chỉ hành vi tự nhiên của con người. Một trong số đó là truyện ...

Những câu truyện ngụ ngôn hẳn không còn xa lạ với bất cứ ai, sau tiếng cười giải trí là những bài học sâu cay nhằm phê phán, lên án những loại người trong xã hội. Nó được kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ với những cử chỉ hành vi tự nhiên của con người. Một trong số đó là truyện cười Tam đại con gà là một câu truyện khá thú vị mang tính bi hài, nhằm châm biếng thói học dốt còn hay nói chữ của một bộ phận người trong xã hội.


Cái dốt đáng xấu hổ nhưng nếu con người tự nhận thức ra được điều đó thì không đáng cười. Dân gian có câu "Biết thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe" nhằm khuyên người đời: biết thì nói, không biết thì im lặng mà nghe, có thế mới học hỏi được người khác. Vậy nên, một khi cái dốt đã được tự nhận thức thì nó sẽ không trở thành đối tượng trong truyện cười dân gian. Trái lại, trong truyện này anh học trò đã dốt nhưng "đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt".


Nhân vật chính bị chấm biếm trong Tam đại con gà là một anh học trò "dài lưng tốn vải", học hành dốt nát những lúc nào cũng tỏ ra mình học rộng tài cao. Tuy nhiên, chính sự khoe khoang đó lại khiến nhiều người không biết và tin tưởng anh ta văn hay chữ tốt, mời về dạy dỗ con mình. Cũng từ đó, sự kém cỏi của anh ta dần bộc lộ một cách bi hài. Để phê phán một nhân cách thông qua tiếng cười, tác giả dân gian đã tạo cho người nghe tiếng cười liên tục bằng cách tạo nên một cấu trúc tầng bậc gồm nhiều chi tiết mâu thuẫn, đáng cười.


Thứ nhất, Là một thầy đồ đi dạy chữ, nhưng bản thân anh ta lại chưa nhận rõ mặt chữ. Khi học trò hỏi, anh ta luống cuống mà trả lời liều. Rõ là chữ "kê", nhưng anh ta lại nói bừa “dủ dỉ là con dù dì”, trong khi trên đời vốn chẳng có con nào tên như thế. Có thể thấy, cái sự sốt nát của anh ta không chỉ ở tầm kiến thức hạn hẹp, không có chút tri thức sách vở, mà ngày các những kiến thức cơ bản trong xã hội cùng không nắm được. Thế mà anh ta lại dám ngang nhiên nhận lời đi dạy học cho người ta. Để rồi quá trình dạy học đã khiến bản chất mà anh ta luôn cố giấu kín hoàn toàn lộ rõ.


Nụ cười càng dâng cao khi thầy bảo trò đọc khẽ vì sợ người khác nghe thấy sẽ để lộ ra cái dốt của mình, làm người dạy học mà lại không biết chữ. Mánh khóe giấu dốt đầy láu cá của anh ta tạo nên tiếng cười giòn giã cho người đọc. Thứ hai: dốt sinh ra mê tín (khấn đài âm dương, Thổ công cho cả ba). Sự xuất hiện của nhân vật Thổ Công khiến nghệ thuật trào phúng và ý nghĩa phê phán của truyện càng thêm sâu sắc. Hóa ra, thánh thần cứ tưởng là thiêng liêng, nhưng thực chất cũng là kẻ dốt nát.


Sở dĩ nói như vậy là bởi khi thầy xin đài âm dương hỏi chữ đó có đúng là chữ "dù dì", Thổ Công đã cho được cả 3 đài. Như vậy, Thổ Công cũng nhất trí với thầy đồ. Thế là cái dốt được bộc lộ hoàn toàn khi anh ta tự tin mình đúng, cho học trò gân cổ lên gào "Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…"


Chủ nhà cuối cùng cũng phát hiện ra sự dốt nát của thầy đồ không biết mặt chữ. Nhưng anh ta vẫn không chịu thừa nhận cái dốt của mình mà trách Thổ Công "mình đã dốt nó còn dốt hơn", rồi tìm mọi cách giải "oan", nhưng mỗi câu chữ đều luẩn quẩn và nực cười.


Rõ ràng, anh "thầy đồ" này là kẻ dốt toàn diện. Khi không biết, dáng ra anh ta phải tra trong sách vở, đằng này lại làm việc ngược đời là hỏi Thổ Công. Đây là một chi tiết rất đắt giá của Truyện, thể hiện sự sáng tạo, nghệ thuật phát triển vấn đề. Những hành động phi lý của anh ta được nâng dần lên theo trình tự. Đây cũng là một thủ pháp đặc trưng trong truyện cười ngụ ngôn dân gian.


Bằng tiếng cười, truyện tập trung phê phán thói giấu đốt phổ biến ở nhiều đối tượng trong cuộc sống. Và thật buồn thay, hiện tượng dấu dốt hiện nay vẫn còn phổ biến nhiều trong giới trẻ. Nhiều người sợ người khác biết mình dốt, mình không hiểu biết. Thế nên, ngại nói, không dám nói. Đặc biệt, nhiều bạn học sinh còn cố tỏ ra mình hiểu biết, trong khi đó, không hiểu gì về bản chất thực sự của vấn đề. Truyện cười Tam đại con gà không chỉ có ý nghĩa đối với thời xưa, mà còn là một bài học cảnh tỉnh, nhắc nhở sâu sắc cho cả ngày hôm nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0