Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" số 9 - 10 Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" hay nhất
Truyện cười dân gian là những tác phẩm tự sự ngắn có kết cấu chặt chẽ có kết thúc bất ngờ, tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa. Trong đó tiêu biểu là tác phẩm Tam đại con gà. Truyện nói về cái dốt nát nhưng lại thích đi khoe khoang ...
Truyện cười dân gian là những tác phẩm tự sự ngắn có kết cấu chặt chẽ có kết thúc bất ngờ, tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa. Trong đó tiêu biểu là tác phẩm Tam đại con gà. Truyện nói về cái dốt nát nhưng lại thích đi khoe khoang mình là người thông minh có học nên do đó tạo ra những mâu thuẫn trái tự nhiên.
Truyện đề cập dến một người dốt nát nhưng tỏ ra hay chữ và đi dạy học. Mặc dù kiến thức của người này có rất ít như hạt cát ở ngoài xa mạc nhưng anh ta vẫn rất là huênh hoang về những kiến thức mình đang có nên đã quyết trí bằng được đi dạy học. Như người ta nói đã đã dốt còn hay chơi chữ vì thế mà làm cho xã hội của chúng ta ngày càng tụt hậu đi không thể phát triển được. Một trong những cái mà chúng ta nhớ nhất đó là sự ngụy biện và những lời lẽ để che đậy sự dốt nát của mình thì chỉ làm cho chúng ta dốt nát thêm.
Đầu tiên ta thấy được tình huống người thầy đang dạy học sinh khi gặp từ “Kê” đây là một từ cực kì đơn giản để dạy trẻ học chữ Hán nhưng người thầy này hoàn toàn không biết. Đã không biết người thầy lại nó bừa, nói liều nên dạy trẻ đọc khẽ, đọc bé. Như vậy ngay từ đầu ta đã thấy người thầy này là một người thầy dốt nát vốn không có kiến thức để dạy học mà vẫn cố đi dạy học. Để bao biện cho sự dốt nát của mình là mình là người thông minh biết nhiều.
Tình huống tiếp theo lại tiếp tục sảy ra là sự kiểm tra đúng sai thầy xin “âm dương và đắc chí thổ công”. Như vậy khi xin thầy sẽ không “sợ nhỡ sai” “bảo học trò đọc khẽ” mà “bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc cho to” và “lũ trẻ vâng lời thầy gân cổ lẽn đọc”. Như vậy qua đây ta lại thấy được người thầy này cực kì dốt nát và cách chữa dốt của thầy cũng thật là buồn cười và ngớ ngẩn.
Ấy vậy mà khi thầy được chủ nhà nhắc nhở thầy mới nhận ra mình là người dốt thật. nhưng thầy vì sĩ diện cao nên không chịu lắng nghe mà lại tìm cách vặt để bảo vệ mình “Dạy cho cháu biết đến tậm tam đại con gà” từ đó lại càng phơi bầy cái dốt cực kì dốt của bản thân. Từ đó tiếng cười càng được bật nên mạnh mẽ trong câu chuyện.
Như vậy ta thấy được đây là một truyện cười làm cho người đọc cười sảng khoái và có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc. Chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết tiếp thu và biết chọn lọc cho mình những gì gọi là tinh hoa đáng quý về những kiến thức trong cuộc sống. Không nên vì bản thân mình dốt mà dốt cái dốt của bản thân đi bởi điều đó chỉ làm cho chúng ta dốt nát thêm chứ không làm cho chúng ta phát triển được. Hình ảnh người thầy trong truyện đó là một minh chứng rõ ràng về sự dốt nát của con người và qua những tình huống đó làm cho chúng ta càng thấy rõ tác hại của cái dốt mà thích đi khoe khoang không chịu học hỏi và lắng nghe.
Và trong xã hội cần phải nên tiếng phê phán đả kích và loại trừ những con người như vậy bởi đã đốt không có kiến thức lại đi làm thầy giáo rồi dạy cho những thế hệ mầm non Tương lai của đất nước lại càng dốt thêm. Một người dốt không sao nhưng nhiều người lại là một vấn đề lớn trong xã hội. Làm cho xã hội thiếu người tài giỏi lại ít kiến thức làm cho xã hội mãi lạc hậu không thể phát triển được.
Qua câu chuyện này muốn thể hiện cho người đọc thấy được những điều mà họ nhận thức được để thay đổi mình. Khi chúng ta không biết thì chúng ta nên học hỏi và trau dồi cho kiến thức của bản thân để khi có đủ kiến thức thì chúng ta mới nên nói lại với người khác. Như vậy không những chúng ta đang phát triển mà làm cho cả xã hội phát triển theo. Chúng ta hãy mang câu chuyện này chia sẻ rộng rãi để cho mọi người đọc và thấy được khả năng thực sự của bản thân mình từ đó nên thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống để cho mọi người yêu quý và tôn trọng.
Bằng tiếng cười, truyện tập trung phê phán thói giấu dốt phổ biến ở nhiều đối tượng trong cuộc sống. Bản thân cái dốt và sự thiếu hiểu biết chưa phải là cái đáng cười, cái đáng phê phán, đả kích. Cái đáng cười, đáng phê phán mà nhân dân đề cập ở đây là khi người ta dốt mà biết mình dốt mà vẫn khoe là mình giỏi, lại dám nhận làm thầy dạy người khác, đặc biệt là cố tìm mọi cách để giấu đi cái dốt, che đậy cái dốt của mình. Cố giấu dốt để đề cao mình, bảo vệ mình, thực chất đưa đến một kết cục ngược lại. Tự mình hại chính mình, tự mình lật tẩy chính mình. Đó cũng là bài học mà Tam đại con gà muốn nhắc nhở tất cả mọi người.
Như vậy truyện đã thể hiện thành công tư tưởng chủ đề của truyện cùng tiếng cười để người đọc thấy hơn về sự dốt nát và thiếu hiểu biết của bản thân để thay đổi bản thân cho tốt hơn. Chỉ có thay đổi ở trong tâm thì con người ta mới có những hành động đúng đắn về cuộc sống.