31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Một người Hà Nội" số 6 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải

Nói đến thế hệ nhà văn viết về nông thôn thì Nguyễn Khải là một trong số đó. Các tác phẩm viết về nông thôn của ông chủ yếu là trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Truyện ngắn "Một người Hà Nội" được viết với chủ đề như thế. Truyện ngắn đã phát hiện được vẻ đẹp trong chiều sâu tâm ...

Nói đến thế hệ nhà văn viết về nông thôn thì Nguyễn Khải là một trong số đó. Các tác phẩm viết về nông thôn của ông chủ yếu là trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Truyện ngắn "Một người Hà Nội" được viết với chủ đề như thế. Truyện ngắn đã phát hiện được vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.


Truyện được viết dưới nhãn quan của nhân vật "tôi" và nhân vật trung tâm là cô Hiền. Truyện kể về những biến chuyển của Hà Nội những năm đầu vừa giải phóng. Hà Nội chuyển biến từ cảnh vật cho đến cách sống, cách sinh hoạt. Và cách sống ấy là của nhà cô Hiền, "gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới, và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ.


Là vì họ ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn". "Cái mặc họ cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba - đờ - xuy, đi giày da, bà mặc áo măng - tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa cũng không giống số đông.


Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định". "Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, và cả cách nói năng nữa". Truyện tập trung chủ yếu nói về lễ nghi của người Hà Nội mà cô Hiền là hiện thân của nó. Cô vẫn thường răn: "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng".


Cô Hiền bị chê là tư sản nhưng rất khôn khéo trong việc nhà việc nước. Những nét đẹp của người Hà Nội cô đều có cả. Miêu tả cách sống của người Hà Nội song khi cách sống ấy đã bị mai một, tác giả đã thể hiện thái độ của mình. Cách sống ở Hà Nội bây giờ đã thay đổi.


"Cách sống, cái tâm lý sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái chết cái khổ". Họ không còn giữ được cái bình tĩnh. Phần hồn Hà Nội không còn nữa. "Đã lâu không đến nên quên đường lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất hàm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ".


Trong tác phẩm, Nguyễn Khải còn thể hiện vẻ đẹp của Dũng, những thanh niên Hà Nội. Họ tình nguyện đăng kí đi đánh Mỹ với lòng sắt son, tình yêu nước nồng nàn. Trước cái chết của đồng đội, họ không những thấy tiếc thương mà còn hổ thẹn. Tuất là bạn của Dũng nhưng Tuất đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày.


Anh về đến Hà Nội "là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát thanh, gặp mẹ Tuất, nói với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau suốt mười năm. Vậy mà phải mấy ngày sau, cháu mới dám đến. Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống đến tận bây giờ, đến hôm nay".


Thêm một nét đẹp nữa về con người Hà Nội. Họ biết đồng cảm với những người bất hạnh hơn mình. Phần cuối tác phẩm, cô Hiền đã già, Hà Nội đã đổi khác nhưng nét Hà Nội trong cô vẫn còn đó, không bị pha trộn. Chính bởi đó mà tác giả thể hiện sự tiếc nuối nếu nét ấy không còn. "Một người Hà Nội như cô chết đi thật là tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào đất cổ".


Kết thúc tác phẩm, Nguyễn Khải đã cho người đọc nhiều suy ngẫm nhất là đối với những ai sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tác phẩm như một bài ca nhẹ nhàng về lối sống, con người Hà Nội. Giọng điệu trần thuật tự nhiên và nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của Nguyễn Khải đã giúp cho tác phẩm tiến gần với bạn đọc hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0