31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích truyện "Đeo nhạc cho mèo" số 9 - 10 Bài văn phân tích truyện "Đeo nhạc cho mèo" hay nhất

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện được kể bằng giọng điệu dân gian, đời thường, đó có thể là văn xuôi cũng có thể là thơ ca. Hình tượng trong đó chủ yếu là con người thời xưa mượn hình ảnh đồ vật, cây cối và con vật để khắc họa. Trong câu chuyện “đeo nhạc cho mèo” tác giả khắc họa ...

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện được kể bằng giọng điệu dân gian, đời thường, đó có thể là văn xuôi cũng có thể là thơ ca. Hình tượng trong đó chủ yếu là con người thời xưa mượn hình ảnh đồ vật, cây cối và con vật để khắc họa. Trong câu chuyện “đeo nhạc cho mèo” tác giả khắc họa hình tượng những con chuột tượng trưng cho những thế lực, cấp bậc của con người thời phong kiến.


Câu chuyện”đeo nhạc cho mèo” là một trong những truyện phổ biến mà tác giả lấy hình tượng các con vật để châm biếm, chọc khóe, lên án những kiểu người của nhân dân ta từ trước. Câu chuyện được bắt nguồn từ việc muôn thuở là mèo là kẻ chuyên đi rình và bắt chuột, chuột luôn là món khoái khẩu, mồi ngon cho mèo, còn mèo luôn là kẻ thù không đội trời chung với chuột.


Một hôm, cả làng bàn bạc, họp hành để tìm ra phương án giải quyết vấn đề, sau khi thống nhất làng chuột thống nhất sẽ đeo nhạc vào cổ cho mèo, để mỗi khi mèo đi qua mọi người đều biết mà chạy trốn, kế hoạch đã được thông qua, nhưng khi tìm được vòng cổ thì không ai nhận trách nhiệm chết người này cả, người này đùn đẩy cho người kia, chuột cống và chuột nhắt đùn lên đùn xuống thì kẻ hứng chịu không ai khác là chuột chù, kẻ “thấp cổ bé họng” đành ngậm ngùi nhận việc đi đeo nhạc cho mèo.


Tới nơi thấy mèo ta đang nằm đó nhưng chuột chù chả dám làm gì liền thốc mạng chạy về tìm chuột cống và chuột nhắt báo cáo tình hình, cả làng thấy vậy liền tháo nhau bỏ chạy, mèo ta dù nhìn thấy chuột chù đứng đó cũng chả thèm may may ăn uống gì chỉ giơ nanh và móng vuốt cho chuột ta sợ thôi.



Đấy là bài học cho tất cả mọi người, nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm, nói được thì phải làm được, không làm được thì đừng nói người ta chê cười. chuột cống và chuột nhắt là 2 kẻ tượng trưng cho tầng lớp có chức có quyền và địa vị trong xã hội, thích giương oai, sai kẻ bề tôi đi làm, còn mình thì vừa hèn, nhát gan lại còn gian xảo, chỉ tay năm ngón, ra lệnh cho kẻ dưới. Còn chuột chù là kẻ tôi tớ, tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, cùng đinh nhất làng nên thường là kẻ phải hứng chịu và chuyên đi làm những việc nguy hiểm mà không dám cãi lại nửa lời vì sợ chết, sợ mất lòng.


Bài học rút ra và ý nghĩa xuyên suốt của câu chuyện “đeo nhạc cho mèo” đó là đừng nói lý thuyết xuông, nói được thì phải làm được, vì thực tế khác xa so với mình nghĩ, khi bắt tay vào làm thì mới lòi ra vấn đề. Vì vậy muốn làm gì thì phải xem ý tưởng của mình có thuyết phục và mang tính khả thi hay không thì khi đó mới có giá trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0