31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích truyện "Đeo nhạc cho mèo" số 8 - 10 Bài văn phân tích truyện "Đeo nhạc cho mèo" hay nhất

Truyện ngụ ngôn là nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó thường có tính chất lưu truyền từ đời này sang đời khác, không biết ai là người sáng tác. “Đeo nhạc cho mèo” là câu chuyện có tính chất răn đời tạo ra những tiếng cười sâu cay, những bài học cho con người . ...

Truyện ngụ ngôn là nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó thường có tính chất lưu truyền từ đời này sang đời khác, không biết ai là người sáng tác.

“Đeo nhạc cho mèo” là câu chuyện có tính chất răn đời tạo ra những tiếng cười sâu cay, những bài học cho con người .

Câu chuyện xoay quanh một đàn chuột muốn đeo một cái chuông lên cổ chú mèo để khi chú mèo đi tới đâu sẽ phát ra tiếng chuông báo lũ chuột biết được mèo sắp tới thì sẽ tẩu thoát ngày thoát họa sát thân.

Kế hoạch này được một lão chuột Cống nổi tiếng là ranh mãnh, to khỏe của bầy đàn nhà chuột đưa ra, khiến cho dân làng chuột vô cùng sung sướng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra khá nan giải bởi ai sẽ là người nhận lãnh trách nhiệm lại gần con mèo và đeo chuông cho chú ta. Khi câu hỏi được nêu lên “ Cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhúc nhích, một cái răng nhe răng cả”.

Từ lý thuyết tới thực hành quả là nan giải. Kế hoach vạch ra chu đáo, chỉn chu nhưng khi đi vào thực tế thì lại vô cùng éo le bởi chẳng ai dám mạo hiểm đùa với tính mạng của mình.

Cả bầy chuột im lặng chẳng con nào dám lên tiếng xung phong nhận lãnh trách nhiệm đi đeo chuông cho mèo. Tất cả bọn chúng đều sợ mèo, chỉ một móng vuốt của mèo thì chuột dù có to tới cỡ nào cũng trở thành miếng mồi ngon.

Vì chuột Cống là người nêu lên ý kiến đeo chuông cho mèo nên cả bầy chuột nhất trí nhau là để cho anh chuột Cống mưu trí, to khỏe làm nhiệm vụ quan trọng này. Nhưng mới nghe tới tên mình chuột Cống đã giật bắn người kiếm cớ thoái thác, lấy lý do là người chức cao quyền trọng không phù hợp làm việc cỏn con này. Nên chuột Cống đã thoát công việc nguy hiểm tới tính mạng.

Cả bầy chuột lại đề nghị chuột Nhắt làm việc này vì anh ta vốn thông minh, nhanh nhẹn, nhưng mà chuột Nhắt thì chối khôn khéo, cảm thấy thân phận mình không phù hợp để làm việc đó.

Cuối cùng bầy chuột quyết định để chuột Chù làm việc đeo chuông cho mèo. Nhưng chuột Chù không biết ăn nói, lại chẳng còn ai để đùn đẩy nên hắn đành nhận công việc nguy hiểm này.

Một công việc đáng lý ra phải là việc quan trọng nhằm giải thoát cho bầy chuột khỏi tai họa bởi mèo, một việc quan trọng như vậy mà từ ông to như chuột Cống tới nhưng ở giữa như chuột Nhắt đều không muốn dính líu tới mình , mà đem đẩy trách nhiệm cho chuột Chù. Một kẻ cùng đinh dưới đáy xã hội làm là sao.

Tự dưng người đọc cảm thấy thế giới loài chuột cũng giống như thế giới loài người vậy. Những việc quan trọng bổng lộc thì quan trên ăn hết, dân đen nhỏ bé chẳng được chút lợi lộc gì, nhưng khi có việc gì nguy hiểm, thì lại đẩy hết trách nhiệm cho người dân vô tội, những người bần cùng nhất trong xã hội.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình chuột Chù vừa nhìn thấy mèo thì hồn vía bay mất vứt cái chuông rơi leng keng, còn những kẻ khác cũng chạy bán sống bán chết. Chuột muôn đời vẫn sợ mèo và việc đeo chuông cho mèo là điều vô cùng viển vông, hoang tưởng không bao giờ thành hiện thực

Thông qua câu chuyện này người dân ta thời xưa muốn chửi “khéo” xã hội phong kiến những kẻ quan lại, chức quyền nhưng ươn hèn, sợ chết luôn kiếm cớ để bóc lột người dân thấp cổ bé họng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0