31/03/2021, 15:30

Bài văn phân tích truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 7 - 10 Bài văn phân tích truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" hay nhất

Từ xưa cha ông ta đã có câu: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chùm lại nên hòn núi cao” Từ thủa ban đầu cha ông ta đã đề cao tinh thần đoàn kết đối với cộng đồng dân tộc ta. Nhận thức đó đã được đúc kết thành những bài ca dao, tục ngữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Một ...

Từ xưa cha ông ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”


Từ thủa ban đầu cha ông ta đã đề cao tinh thần đoàn kết đối với cộng đồng dân tộc ta. Nhận thức đó đã được đúc kết thành những bài ca dao, tục ngữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, dưới hình thức ngụ ngôn dí dỏm là truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng.


Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ghen tỵ với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm gì, để lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động dại dột thiếu suy nghĩ ấy đã làm cho cả đồng bọn mệt mỏi, rã rời. Nhận ra sai lầm tất cả kéo nhau đến lão Miệng giảng hòa. Rồi ai làm việc đấy mọi người lại sống hòa thuận như xưa.


Thông qua truyện người xưa muốn khẳng định: trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không có ai có thể tách rời cộng đồng chỉ có đoàn kết với nhau, yêu thương, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau tôn trọng công sức của nhau.


Kết cấu truyện ngắn gọn, bố cục rõ rằng và đầy đủ các nhân vật, tình tiết, mâu thẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh xảy ra mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.


Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon, miếng lành; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được miếng gì. Ys kiến của cô Mắt đưa ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng và tuyên bố rằng: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người đã chịu đựng bấy lâu nay. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng: không, không phải bàn bạc gì nữa từ nay trở đi ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!


Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tay làm, Tai nghe và Chân đi…để kiếm sống chứ còn Miệng chỉ có ăn uống, hưởng thụ nào có mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, tẩy chay lão Miệng để lão biết thân. Chúng nào biết rằng việc nhai nuốt của lão Miệng cũng là một việc làm rồi. Việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt…. Người có khỏe thì mắt mới tinh, tai mới thính, chân, tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người mỗi bộ phận đều có chức năng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu và ngừng hoạt động con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.


May mắn là trong bọn họ bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt cậu Chân cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết thế nay tự dưng chúng ta gây chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên nói lại với lão các cháu có đi không?


Trước lời nói có tình có nghĩa của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và gắng gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn lão Miệng cũng rơi vào tình trạng sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Lão Miệng ăn xong dần dần hồi phục lại. Và như phép lạ lập tức Bác tai, Mắt, Tay, Chân tự nhiên đỡ mệt nhọc và thấy trong mình khoai khoái như trước.


Kết thúc câu truyện bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, lão Miệng sống hòa thuận với nhau như lúc trước. Mỗi người một việc không ai tị ai cả. Từ câu truyện trên mượn các bộ phận trong cơ thể để nói từng còn người. Tác giả muốn gửi gắm chúng ta một bài học.


Trong xã hội chúng ta mỗi người có một kiến thức khác nhau một trình độ khác nhau, một công việc khác nhau chúng ta không nên so bì tị nạnh nhau. Mà phải biết đoàn kết tôn trọng lẫn nhau. Sống trong cùng một cộng đồng thì không thể tách rời nhau được. Phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0