Bài văn phân tích truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 10 - 10 Bài văn phân tích truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" hay nhất
Ông cha ta có rất nhiều bài học khuyên răn con cháu và trong đó không thể không kể đến bài học về sự đoàn kết. Mỗi chúng ta đều sống trong tập thể, gia đình chính vì vậy cần phải biết yêu thương và đùm bọc nhau hơn. Và truyện dân gian “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là một truyện đã ...
Ông cha ta có rất nhiều bài học khuyên răn con cháu và trong đó không thể không kể đến bài học về sự đoàn kết. Mỗi chúng ta đều sống trong tập thể, gia đình chính vì vậy cần phải biết yêu thương và đùm bọc nhau hơn. Và truyện dân gian “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là một truyện đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó và sâu sắc đó.
Truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” được biết đến là câu chuyện hài hước, mang được sự dí dỏm kể về cuộc sống hàng ngày của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Cũng chỉ vì sự ganh ghét, đố kỵ của cô Mắt mà đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng. Mọi người đều nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng dường như chính lão lại được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Những nghĩ sai lầm của cô Mắt đưa ra mà đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Khi cô Mắt đưa ra những lý do vì sao mọi người không nên làm gì nữa, không nuôi lão miệng nữa. Lão miệng có nhiệm vụ là ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là có lý. Thế nhưng cô Mắt dường như cũng không biết rằng lão Miệng cũng làm việc, công việc thường ngày mà lão làm chính là nhai, nuốt thức ăn để nuôi sống cơ thể, đồng thời cũng để giúp cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể thật khỏe mạnh và để hoạt động được.
Khi lão miệng đưa ra lý do của mình nhưng chẳng được ai lắng nghe và đồng cảm cảm cho lão. Thực sự là việc rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Lúc này đây thì ta thấy được một tập thể từng hòa thuận, luôn luôn đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, họ lại chia bè kéo cánh. Chính suy nghĩ phiến diện không tốt của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và cả bác Tai dường như cũng đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại lớn lao. Và có thể thấy được cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt biết bao nhiêu.
Họ không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận cũng đã trở nên uể oải, mệt nhọc và cũng không hề có động lực và tinh thần làm việc. Hình ảnh cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, cũng chẳng còn chạy nhảy nhiều như trước nữa. Ngay cả cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi mà không thể nào mở được. Lúc này đây tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi và chẳng có ai thiết tha làm việc nữa. Hậu quả này cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai phải trả giá và họ cũng lại phải họp nhau lại.
Trong số đó thì bác Tai là người lớn tuổi nhất, bác cũng đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác cũng đã ôn tồn giải thích cho mọi người biết rằng: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ!” Có lẽ rằng chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đã rủ nhau đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Khi đến nhà bác Miệng thì nhìn thấy bác cũng vô cùng mệt mỏi. Trong những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc thì lão Miệng cũng thật mệt mỏi và uể oải. Thông qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể mà dường như cũng không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào trạng thái rời rạc và không còn một thể thống nhất nữa. Cũng chính bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân chính là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình nữa.
Khi mọi người đã nhận ra được sai lầm của mình thì câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, kết thúc trong sự vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Thông qua sự hòa thuận này cũng đã lại xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau hơn rất nhiều.
Thông qua câu chuyện hài hước “Chân, Tay, Mắt, Mũi Miệng” quả thật rất hấp dẫn và dí dỏm bởi tác giả dân gian cũng đã nhân hóa các bộ phận trên cơ thể con người để nói chuyện về con người. Chuyện đã giúp chúng ta như ý thức được mối quan hệ gắn bó.