31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 6 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi hay nhất

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện sự tìm tòi về hình ảnh. Bài thơ “Đất nước” chính là những tìm tòi độc đáo nhất. Bài thơ lấy hình tượng đất nước làm trung tâm với hai màu ...

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện sự tìm tòi về hình ảnh. Bài thơ “Đất nước” chính là những tìm tòi độc đáo nhất. Bài thơ lấy hình tượng đất nước làm trung tâm với hai màu sắc vừa tươi đẹp vừa bất khuất.


Trước hết, Nguyễn Đình Thi cảm nhận đất nước trong mùa thu hoài niệm và mùa thu hiện tại. Mùa thu trở thể hiện nối tiếp từ hiện tại về quá khứ rồi trở lại hiện tại. Thi sĩ mở đầu “Đất nước” bằng một vài chiêm nghiệm:


“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới”


Không gian vô cùng tươi sáng của một buổi sớm thu đặc trưng quê hương Việt Nam. Một chút mùi vị “hương cốm” gợi lòng người bao điều. “Cốm làng vòng thơm mát những vòng tay”. Người ta bỗng nhớ những câu văn đầy đặc sắc Hà Nội trong thơ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… Người ta nhớ về người mẹ, người bà, người em thảo thơm. Thật bình dị và thân thương! Từ hương cốm, mùa thu năm xưa hiện về:


“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”


Hai câu đầu là cảnh, hai câu sau là người. Cảnh và người hợp hảo trong cuộc chia ly năm ấy. Mỗi câu từ chứa một nét chạm khắc thú vị như cái buồn vắng lặng của “những phố dài”, chút “chớm lạnh” cô đơn, đẹp nhưng buồn của cái “xao xác” và chút “hơi may”. Thiên nhiên đẹp nhưng buồn còn lòng người cũng không nguôi cảm giác đơn côi. Người ra đi tựa thế Kinh Kha đầy quyết tâm. Người ở lại chùn chân dưới lá thu bay. Hình ảnh thơ vừa giàu chất cổ điển vừa đầy tinh thần hiện đại.


Cuối cùng, thi sĩ về với mùa thu hiện đại. “Mùa thu nay khác rồi”. Thi sĩ reo vang về thu nay với tâm trạng phơi phới. Từ trong tư thế “đứng vui”, “phấp phới” mà tác giả cảm nhận được thiên nhiên như “thay áo mới”, “Trong biếc”, “nói cười”… Mùa thu ngày nay đầy hứng khởi và niềm vui sống. Từ đó, tâm trạng đơn côi xưa cũ đã thay thế cho tâm trạng hào phóng, tấm lòng rộng mở.


Nó được chứng minh từ những hình ảnh trải rộng về địa lí “trời xanh”, “núi rừng”, “cánh đồng”, “ngả đường”, “dòng sông”… Phụ từ “đây” như khoe như mời mọc tận hưởng. Hẳn thi sĩ đang tự hào về quê hương lắm!

Cùng với việc thể hiện đất nước tươi đẹp trong mùa thu, Nguyễn Đình Thi còn khắc họa hình ảnh đất nước trong chiến tranh. Đó là một đất nước kiên cường và bất khuất:


“Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!”


Đất nước như có một sức sống bền bỉ. Đất nước anh dũng, kiên cường đã thành truyền thống, điều ấy khẳng định qua cụm từ “chưa bao giờ khuất”. Mặt khác, những từ láy “đêm đêm”, “rì rầm” thể hiện sức sống tiềm ẩn, sự tự cường trong lớp trầm tích ngàn năm. Đất nước đau thương mà quật khởi vô cùng:


“ Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”


Thán từ “ôi” như niềm cảm xúc dâng trào khi nhìn lại đất nước. Đất nước chìm trong đau thương với “chảy máu”, “đâm nát”. Tác giả tố cáo đanh thép tội ác của giặc khi giày xéo quê hương. Thế rồi, đất nước cũng quật khởi vô cùng. Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp đối lập để thể hiện.


Đó là sự đối lập giữa tàn bạo ác liệt của cuộc chiến đấu hiện lên trong “những năm đau thương”, “xiềng xích”, “súng đạn” với sức mạnh quân ta “ngời lên”, “bật lên”, “không khoá được”, “không bắn được”, “đứng lên”… Đó là sự đối lập giữa vất vả lam lũ “Ngày nắng đốt”, “đêm mưa dội” với tương lai ngời sáng “trời đất mới”, “ánh bình minh”… Cuối cùng, cả đất nước đọng lại trong tư thế “rũ bùn đứng dậy”:


“ Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà”


Bốn câu thơ lục ngôn với giọng đanh, chất chứa cảm xúc của thi sĩ. Hình ảnh “người lên như nước vỡ bờ” hay “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” thể hiện sức mạnh cộng đồng vừa đau thương vừa anh dũng. Cũng từ cái kết này, người đọc thấy được niềm tin vào chiến thắng và tương lai của đất nước mà Nguyễn Đình Thi luôn hướng tới.


Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi rất đặc sắc trong cách sáng tạo ngôn từ, diễn đạt liền mạch đầy cảm xúc, giọng thơ phong phú và nhiều hình ảnh thú vị giàu sức gợi. Nguyễn Đình Thi đã mang tới một bài ca về đất nước đậm nét đặc trưng và tinh thần chung của người Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0