Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 9 - 12 Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Nhắc tới kho tàng văn học phong phú Việt Nam, chúng ta không thể không tự hào bởi sự góp mặt của muôn vàn nhà văn, nhà thơ và các tác phẩm nổi tiếng. Với mỗi đứa con tinh thần, họ luôn cố gắng tạo nên những chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến cho muôn đời nhớ tới những lời thơ, áng văn ...
Nhắc tới kho tàng văn học phong phú Việt Nam, chúng ta không thể không tự hào bởi sự góp mặt của muôn vàn nhà văn, nhà thơ và các tác phẩm nổi tiếng. Với mỗi đứa con tinh thần, họ luôn cố gắng tạo nên những chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến cho muôn đời nhớ tới những lời thơ, áng văn ấy. Trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, hình ảnh “ nồi cháo cám” là một trong những điểm sáng nổi bật lên chủ đề tác phẩm.
“Vợ nhặt” được ra đời trong bối cảnh toàn dân chìm ngập trong sự đói kém, mất mùa năm 1945. Sau những tình tiết cao trào của anh cu Tràng khi anh cu nhặt của vợ khiến cho bao người ở cái xóm ngụ cư đói nghèo ấy hết mực khác nhiên. Bởi giữa cảnh thiếu ăn cận kề với cái chết, nuôi thân còn chưa xong còn đeo thêm miệng ăn. Và trong bữa cơm đón nàng dâu mới, thiếu vắng “ mâm cao cỗ đầy”, đến miếng trầu còn không có thì hình ảnh “ nồi cháo cám” lại càng khiến người đọc không khỏi thương xót, ám ảnh.
Tác giả đã rất khéo léo lựa chọn “ nồi cháo cám” vào câu chuyện, thay vì phải dài dòng kể lể về cái nghèo cái khổ. Chỉ cần hình ảnh ấy, người ta đã mường tượng cái nạn đói năm ất dậu năm xưa khiến người ta cùng cực đến nhường nào. Thế nhưng, gạt qua khung cảnh u ám đói nghèo, câu chuyện ấy vẫn ánh lên tình thương của người mẹ già cho các con vẫn không hề bị mai một.
“Nồi cháo cám” xuất hiện ngay trong buổi sáng ngày hôm sau của cô dâu mới, như mong muốn của bà cụ tứ thì “ kể làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chắp nhặt gì lúc này”. Hoàn cảnh khốn khổ giữa năm 1945 thật khiến người ta phải buông một tiếng thở dài nghẹn ngào. Tình huống này xảy ra ở khắp muôn nhà chòm xóm, ba con người, ba suy nghĩ nhưng bó chung lại một hoàn cảnh số phận, anh tràng, Thị và bà cụ Tứ ai cũng hiểu bữa cơm như vậy thì lấy đâu ra mà ngon lành, cũng chẳng dám ước tới một bữa thịnh soạn hơn.
“Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ”. Giua bao bộn bề suy nghĩ, mù mịt về tương lai, cụ Tứ vẫn cố gắng vui vẻ, niềm nở mà khích lệ các con. Cụ không thể cho con những xa hoa vật chất, hay một đám cưới đúng nghĩa nhưng nồi cháo cám đong đầy tình mẹ, tình thương và lòng vị ta vẫn có giá trị xiết bao. Có biết bao nhiêu người ngoài kia đang chết đói từng ngày, cụ vẫn mở lòng đón chào cô vợ mới của con trai cụ. Cụ động viên các con rằng “ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà… Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Có thể trong mai, ngày kia cái chết do đói ăn có thể tìm đến gia đình cụ bất kì lúc nào, nhưng cụ vẫn mong ước cho tương lai tốt đẹp hơn.
Cụ không gọi là cháo cám mà cụ bảo các con “ chè khoán, chè khoán đây!”.Hương vị của Chè nó ngọt mát, tốt đẹp hơn biết bao, nhưng chè của cụ nấu khiến cho cả ba cảm thấy bựa chát nơi cổ họng. Thế nhưng không khí gia đình vẫn vui vẻ, đầm ấm. Nó khiến cho mọi người cùng tin vào một cuộc sống tươi sáng hơn.
“Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Hình ảnh “ nồi cháo cám” vừa có giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo to lớn. Trong bộn bề khó khăn, túng quẫn, phải ăn “’ cám” hay “ cơm” của thời kì năm 1945, ý chí con người vẫn khôn hề bị lấm bùn, chôn vùi trong đói nghèo. Xã hội phong kiến khiến cho cuộc sống bao người phải chịu cảnh lầm than, bế tắc nhưng sẽ vẫn có một lối thoát cho tương lai ngày mai. Trên tất cả, tình yêu thương và lòng ham sống vô bờ bến luôn tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tình mẹ, tình nghĩa vợ chồng sẽ dẹp tan mọi nỗi thống kể trên cuộc đời.