Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 10 - 12 Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học thời kỳ trước kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945. Những tác phẩm của ông thường gắn liền với hình ảnh người nông dân trong giai đoạn đất nước ta còn trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một tác phẩm tiêu biểu khẳng ...
Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học thời kỳ trước kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945. Những tác phẩm của ông thường gắn liền với hình ảnh người nông dân trong giai đoạn đất nước ta còn trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một tác phẩm tiêu biểu khẳng định tên tuổi của ông. Sự thành công của tác phẩm do nhiều yếu tố một trong những chi tiết đắt giá làm nên ấn tượng sâu sắc tới người đọc bởi giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác giả.
Hình ảnh nồi cháo cám vào ngày đầu tiên sau khi nhân vật Tràng nhặt được vợ thể hiện sự nhân văn của tác giả với những nhân vật của mình. Với những mảnh đời người nông dân trong xã hội cũ. Trong tác phẩm “Vợ nhặt” tác giả đã tái hiện lại cuộc sống cơ cực, thê lương của những thân phận nông dân trong nạn đói năm 1945 làm chết hai triệu đồng bào ta, khiến cho cho nhiều người dân của đất nước ta phải đối diện với những khốn khổ cùng cực. Trong hoàn cảnh mạng người rẻ rúm, cái ăn cái mặc còn chẳng có thì việc nhân vật Tràng một thanh niên bần hàn, sống cảnh mẹ góa con côi. Tràng có ngoại hình khá thô kệch, thân thể to xác, và đầu óc thì lúc nào cũng toàn chứa những suy nghĩ kỳ quái.
Một con người như Tràng sẽ thật khó khăn trong việc lấy được vợ. Nhưng trong hoàn cảnh nghèo đói, khốn cùng anh ta lại nhặt được vợ vô cùng dễ dàng chỉ với một câu nói bông đùa “Muốn ăn cơm trắng với giò, thì lại đây đẩy xe bò với anh” chỉ một câu nói vu vơ, bông đùa như vậy mà có người con gái theo không hắn về nhà làm vợ. Sau đêm tân hôn bất ngờ tới ngỡ ngàng. Bữa ăn của cả gia đình mừng ngày Tràng có vợ bưng ra chỉ là nồi cháo cám đắng chát. Mẹ chồng sợ con dâu buồn vì cảnh nhà quá nghèo nên phân bua “Kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chẳng ai chấp nhặt gì lúc này”.
Hoàn cảnh của gia đình Tràng khiến nhiều người phải rưng rưng rơi lệ. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với nồi cháo cám, nhưng cả đều ăn rất ngon lành. Một bữa cơm quá khổ cực như vậy thì làm sao ngon lành cho được nhưng có lẽ cả ba người đều cố gắng tỏ ra vui vẻ, hoặc giả họ vui vì biết đâu ngày mai sẽ khác, vì từ nay họ đã có đôi gia đình có thêm người thì có thêm nhân lực lao động. Tuy nhiên bữa cơm của cả gia đình anh Tràng vẫn là một bữa cơm hạnh phúc bởi trong bối cảnh có nước ta lúc bấy giờ có hai triệu người dân chết đói vì không có gì để mà ăn, thì nồi cháo cám vẫn là thứ lương thực quý giá có thể duy trì mạng sống của con người trong cảnh khốn cùng. Trong cảnh nhà neo đơn thêm miệng ăn là thêm một gánh nặng.
Nhưng bà cụ Tứ mẹ của anh Tràng vẫn vui vẻ tiếp nhận một người con dâu vợ với không biết từ đâu dạt về đây rồi vào nhà mình làm dâu, không biết gốc tích cô gái này thế nào đã lập gia đình lần nào chưa? Hay là gái giang hồ, nhiều tai tiếng, rồi nay muốn lánh tạm ở một gia đình kiếm miếng ăn qua ngày. Bà cụ Tứ không suy nghĩ so đo, tiếp nhận cô con dâu của mình bằng cả tấm lòng nhân hậu của một người làm mẹ thương con trai thật lòng mình.
Bà muốn con bà vui vẻ, bà cũng muốn cho cô gái kia một gia đình bởi trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc như hiện nay một cô gái sống một mình nay đây mai đó sẽ có rất nhiều nguy hiểm rình rập. Hình ảnh nồi cháo cám gợi cho người đọc rất nhiều suy nghĩ, khiến cho ai cũng cảm thấy nghẹn ngào cảm thương cho những thân phận con người trong thời kỳ khó khăn đã tìm tới nương tựa vào nhau. Họ tìm tới nhau, như thể mong tìm tới niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Một tương lai được cách mạng soi đường chỉ lối, một tương lai ấm no hạnh phúc hơn. Hình ảnh cuối cùng của câu chuyện chính là lá cờ đỏ sao vàng, phá những kho thóc Nhật cứu đói dân nghèo thể hiện niềm tin tưởng của những người dân nghèo khốn khổ.