Bài văn nghị luận câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Hướng dẫn làm bài văn Chứng minh nghị luận về câu tục ngữ đi một đàng học một sàng khôn” trong chương trình ngữ văn lớp 9 hay nhất có dàn ý bà bài làm định hướng Xã hội của loài người, kỉ nguyên của nhân loại, mọi sự vật đều xoay quanh con người. Qua bao nhiêu thế kỉ, con người cứ thế sinh tồn, ...
Hướng dẫn làm bài văn Chứng minh nghị luận về câu tục ngữ đi một đàng học một sàng khôn” trong chương trình ngữ văn lớp 9 hay nhất có dàn ý bà bài làm định hướng Xã hội của loài người, kỉ nguyên của nhân loại, mọi sự vật đều xoay quanh con người. Qua bao nhiêu thế kỉ, con người cứ thế sinh tồn, phát triển, họ từ xã hội nguyên thủy tiến lên xã hội phong kiến, từ xã hội phong kiến tiến lên chủ nghĩa tư bản và từ chủ nghĩa tư bản vươn lên đỉnh cao xã hội chủ nghĩa. Như vậy trong một thời gian dài, con người luôn vận động luôn học hỏi tiếp thu và đổi mới. Nên người xưa có câu:”đi một đàng học một sang khôn” là một câu tục ngữ đúc kết lại tư thực tế. Trong chường trình ngữ văn lớp 9, chúng ta được tiếp cận với dạng văn nghị luận xã hội. Trong đó có dạng bài bàn về một tư tưởng đạo lý, như câu nói “Đi một đàng học một sàng khôn”. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn và bài làm cụ thể để các bạn có thể tham khảo và có cho mình một bài văn thật hay về câu nói trên nhé. DÀN Ý NGHỊ LUẬN Xà HỘI VỀ CÂU NÓI:” ĐI MỘT ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN” I MỞ BÀI Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần bàn luận Câu nói: “ Đi một đàng học một sàng khôn” II THÂN BÀI Giải thích Nghĩa đen: Đàng: đường Sàng: vật dụng để sàng thóc sàng thóc ,sàng gạo Nghĩa bóng: Càng quan sát, càng trải nghiệm chúng ta sẽ học hỏi và tích lữu được vốn sống và kinh nghiệm Vì sao ? Vì khi con người sinh ra chỉ sống theo bản năng vốn có, nếu không học hỏi tử mọi người xung quanh chúng sẽ không biết nói, không biét cách ăn,.. Con người ta phải học hỏi từ mọi người xung quanh thì mới có thể phát triển tốt Vì khi ta đi nhiều , quan sát nhiều, ta sẽ học hỏi được những điều ta không biết, những thứ ta làm sai bấy lâu nay không nhận ra,… Con người là một động vật cấp cao, con người trở nên tiến bộ chính nhờ sự học hỏi và khám phá từ thế giới xung quanh ( dẫn chứng) Làm gì? Trước hết tự mình trau dồi kiến thưc, rèn luyện bản thân Đi nhiều, khám phá nhiều và chịu học hỏi Nên có lối sống mở, tiếp thu sự đổi mới nhưng không có nghĩa là dễ dãi Phê phán Những kẻ “Thùng rỗng kêu to” , không chịu học hỏi Bảo thủ , chỉ làm theo cách của mình III. KẾT BÀI Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc và tư tưởng đạo lí từ câu nói : đi một đàng học một sàng khôn BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ: “ĐI MỘT ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN” Con người tiến bộ và phát triển luôn đi liền với sự tò mò khám phá và học hỏi. Chính vì điều đó, ông cha ta từ xưa đã đúc kết một câu tục ngữ:” Đi một đàng học một sàng khôn” nói về thái độ sống tích cực của con người. “ Đi một đàng học một sàng khôn” là câu nói xuất hiện từ rất lâu rồi, nó mang hơi hướng cổ với từ hán việt xưa. “Đàng” có nghĩa là đường đi, “ sàng” là một vật dụng quen thuộc người ta dùng để sàng thóc, sàng gạo, loại bỏ những sạn bẩn. Có lẽ, câu nói với hai hình ảnh tượng trưng, ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng: Càng quan sát, càng trải nghiệm chúng ta sẽ học hỏi và tích lũy được vốn sống và kinh nghiệm quý báu từ xung quanh mình. Vì sao câu nói lại có ý nghĩa như vậy? Bởi nó là minh chứng cho quá trình con người phát triển nhờ khám phá những điều mới lạ. Như một đứa trẻ mới sinh ra, chúng chỉ biết khóc theo bản năng vốn có, nhưng để biết ăn , biết nói chúng phải học từ ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh. Đó là cả một quá trình tiếp thu học hỏi ngay từ khi lọt lòng. Khi trưởng thành, ta đi nhiều hơn , quan sát nhiều hơn , ta sẽ học hỏi được những điều ta không biết, những thứ ta làm sai bấy lâu nay không nhận ra, nhìn một sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau và đôi khi biết đặt nó trong một mối quan hệ nào đó để giải quyết chúng. Con người là một động vật cấp cao, con người trở nên tiến bộ chính nhờ sự học hỏi và khám phá từ thế giới xung quanh. Phát hiện ra nguồn sáng, năng lượng của vũ trụ bao la, học mới tìm được cách tạo ra lửa để phục vụ đời sống hàng ngày như nấu chín thức ăn, sưởi ấm thắp sáng.., rồi mới biết dùng nước để áp chế lửa.Những bước đi chập chững của nhân loại trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,v..vv đều có sự hiện diện của những vĩ nhân luôn biết tìm tòi khám phá và học hỏi như Anh-Xtanh, Ronbison,.. Người ta trước đây luôn một mực khẳng định rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ nhưng dần dần học khám phá được sự kì diệu của những vì sao, sự tuyết với của mặt trời, họ biết trái đất luôn xoay quanh mặt trời như những hành tinh khác trong dải ngân hà. Không dừng lại ở đó, bằng công nghệ khoa học mà họ đã dày công nghiên cứu chế tạo, con người biết được có rất nhiều hệ mặt trời trong dải ngân hà bao la. Vì thế không có gì là mãi mãi, vạn vật luôn biến đổi , trong một thực thể tưởng trừng vô tri là sự vận động không ngừng. Chính vì vậy con người phải thay đổi, học hỏi nhiều hơn, bước đi cũng là tạo ra bước tiến trong lịch sử. Nhưng quan trọng hơn hết chúng ta phải tự mình trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân mới có đủ sự tự tin để học hỏi một cách chủ động. Đi nhiều, khám phá nhiều và chịu học hỏi nhưng không có nghĩa là sao chép bắt trước, tạo ra những thứ giống nhau mà không có sự sáng tạo của riêng mình. Nên có lối sống mở, tiếp thu sự đổi mới nhưng không có nghĩa là dễ dãi. Trong xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập thì mới có thể phát triển đi lên. Bên cạnh những con người biết học hỏi là những kẻ ấu tri bảo thủ. Vì vậy mong câu tục ngữ ý nghĩa này có thể thay đổi tư duy của con người, để con người tạo ra một cuộc sống phát triển tươi đẹp hơn. BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN 2 Cuộc đời là những chuyến đi, là sự trải nghiệm để ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Nó giúp ta biết nhiều thứ hơn, không còn cảm thấy lạ lẫm mà hòa mình vào cuộc sống. Chính vì thế mà ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Lời dạy của ông cha ta quả là đúng đắn nó đã dạy cho ta một bài học quý giá trong cuộc sống. Trước hết ta phải hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này. “Đi một ngày đàng” là sự trải nghiệm, ta đi nhiều nơi, khám phá mọi thứ ở những vùng đất mới lạ. Một ngày đàng cũng chỉ khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. “Ngày đàng” chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. “Học một sàng khôn” nghĩa là những trải nghiệm, kiến thức mà chúng ta học được qua những ngày đi. Sàng khôn ấy sẽ là những điều quý giá mà ta học hỏi được. Ý nghĩa cả câu là nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh, học hỏi được nhiều thứ trong cuộc sống hơn. Cuộc sống không ngừng thay đổi, mọi sự vật hiện tượng đều chuyển động mà vì thế chúng ta cũng phải không ngừng thay đổi mình đi nhiều nơi hơn để bồi đắp cho mình những thiếu sót, hoàn thiện bản thân mình hơn để tốt hơn trong cuộc sống. Đi nhiều nơi đến những vùng đất mới lạ sẽ giúp ta gặp được những con người mới, dạy cho ta những nét đẹp văn hóa của địa phương họ và làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa hơn.Từ những chuyến trải nghiệm ấy ta gặp được nhiều những hoàn cảnh khó khăn, những số phận bất hạn trong cuộc sống mà ta thấy thương họ hơn khơi trong ta tình thương giữa con người với con người. Từ đó mà dạy cho ta cách trân trọng cuộc sống hơn, sống có ý nghĩa hơn. Đi nhiều nơi còn giúp ta mở mang kiến thức, hiểu biết sâu rộng mọi thứ. Ta sẽ có một nguồn tri thức hữu ích mang đến cuộc sống để phát triển quê hương, đất nước mình. Kiến thức bao la rộng lớn, những gì ta học được trong sách vở là chưa đủ mà ta phải học những trải nghiệm, những kĩ năng từ ngoài cuộc sống. Những kĩ năng về giao tiếp, ứng xử sẽ giúp ta rất nhiều khi ta trưởng thành. Ta có thể đi du lịch các tỉnh xung quanh học hỏi nét đẹp văn hóa của họ mở ra cho ta những chân trời mới. Ta sẽ cảm thấy cuộc sống có rất nhiều thứ tươi đẹp mà đang chờ ta khám phá. Những chuyến tham quan của trường của lớp cũng sẽ rất hữu ích với lứa tuổi học sinh bởi ta được mở mang tầm mắt, mở mang sự hiểu biết. Những chuyến đi dù kéo dài một ngày thôi nhưng cũng đủ làm thay đổi suy nghĩ của ta về cuộc sống này yêu đời hơn, lạc quan hơn và quên đi những buồn phiền, bộn bề trong cuộc sống. Xung quanh chúng ta, còn nhiều thứ mà bản thân mình chưa biết, nếu như không tìm tòi học hỏi không những thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều. Nhưng hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, chỉ biết dựa dẫm vào người thân gia đình mà không biết đứng lên học hỏi đi nhiều nơi khám phá cuộc sống mà suốt ngày chỉ ở nhà chơi bời làm cho bố mẹ lo lắng, vất vả. Ta không chỉ làm cuộc sống của ta trở nên buồn tẻ, vô vị mà còn làm cho người thân, gia đình lo lắng. Tương lai rồi sẽ ra sao nếu không còn ai chăm sóc mình nữa, lúc đó ta sẽ cảm thấy cô đơn lạc lõng trong thế giới bao la rộng lớn mà không biết làm gì. Để rồi khi quay đầu nghĩ về những thứ đã qua mà ta cảm thấy nuối tiếc, trách bản thân mình không biết trân trọng cuộc sống, không biết tự mình làm cho cuộc sống của chính mình trở nên vui vẻ, ý nghĩa hơn. Và cũng chính vì thế mà câu ca dao đã thức tỉnh rất nhiều bạn trẻ vẫn còn đang nằm trong vòng tay chăm lo của cha mẹ, gia đình thì hãy đứng lên để đi ra ngoài cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng cho mình vốn hiểu biết để trở thành người tự lập trong chính cuộc sống mà ta đã chọn. Đừng lo lắng mà hãy tự tin bước đi. Câu tục ngữ quả là một bài học, một lời dạy bảo đúng đắn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Là thế hệ sau ta phải trau dồi, học hỏi để ông cha ta không phải thất vọng. Hãy làm cho cuộc sống nhiều màu sắc hơn từ đó ta sẽ yêu cuộc sống hơn, trân trọng những phút giây này. Ngoài câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng không thì còn rất nhiều câu tục ngữ khác trong thể loại văn nghị luận, giải thích chứng minh trong mục văn mẫu của vforum.vn bạn có thể vô xem thêm để tham khảo nhé
Hướng dẫn làm bài văn Chứng minh nghị luận về câu tục ngữ đi một đàng học một sàng khôn” trong chương trình ngữ văn lớp 9 hay nhất có dàn ý bà bài làm định hướngXã hội của loài người, kỉ nguyên của nhân loại, mọi sự vật đều xoay quanh con người. Qua bao nhiêu thế kỉ, con người cứ thế sinh tồn, phát triển, họ từ xã hội nguyên thủy tiến lên xã hội phong kiến, từ xã hội phong kiến tiến lên chủ nghĩa tư bản và từ chủ nghĩa tư bản vươn lên đỉnh cao xã hội chủ nghĩa. Như vậy trong một thời gian dài, con người luôn vận động luôn học hỏi tiếp thu và đổi mới. Nên người xưa có câu:”đi một đàng học một sang khôn” là một câu tục ngữ đúc kết lại tư thực tế. Trong chường trình ngữ văn lớp 9, chúng ta được tiếp cận với dạng văn nghị luận xã hội. Trong đó có dạng bài bàn về một tư tưởng đạo lý, như câu nói “Đi một đàng học một sàng khôn”. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn và bài làm cụ thể để các bạn có thể tham khảo và có cho mình một bài văn thật hay về câu nói trên nhé.
DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU NÓI:” ĐI MỘT ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN”
I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần bàn luận
Câu nói: “ Đi một đàng học một sàng khôn”
II THÂN BÀI
Giải thích
Nghĩa đen:
Đàng: đường
Sàng: vật dụng để sàng thóc sàng thóc ,sàng gạo
Nghĩa bóng:
Càng quan sát, càng trải nghiệm chúng ta sẽ học hỏi và tích lữu được vốn sống và kinh nghiệm
Vì sao ?
Vì khi con người sinh ra chỉ sống theo bản năng vốn có, nếu không học hỏi tử mọi người xung quanh chúng sẽ không biết nói, không biét cách ăn,.. Con người ta phải học hỏi từ mọi người xung quanh thì mới có thể phát triển tốt
Vì khi ta đi nhiều , quan sát nhiều, ta sẽ học hỏi được những điều ta không biết, những thứ ta làm sai bấy lâu nay không nhận ra,…
Con người là một động vật cấp cao, con người trở nên tiến bộ chính nhờ sự học hỏi và khám phá từ thế giới xung quanh
( dẫn chứng)
Làm gì?
Trước hết tự mình trau dồi kiến thưc, rèn luyện bản thân
Đi nhiều, khám phá nhiều và chịu học hỏi
Nên có lối sống mở, tiếp thu sự đổi mới nhưng không có nghĩa là dễ dãi
Phê phán
Những kẻ “Thùng rỗng kêu to” , không chịu học hỏi
Bảo thủ , chỉ làm theo cách của mình
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc và tư tưởng đạo lí từ câu nói : đi một đàng học một sàng khôn
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ: “ĐI MỘT ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN”
Con người tiến bộ và phát triển luôn đi liền với sự tò mò khám phá và học hỏi. Chính vì điều đó, ông cha ta từ xưa đã đúc kết một câu tục ngữ:” Đi một đàng học một sàng khôn” nói về thái độ sống tích cực của con người.
“ Đi một đàng học một sàng khôn” là câu nói xuất hiện từ rất lâu rồi, nó mang hơi hướng cổ với từ hán việt xưa. “Đàng” có nghĩa là đường đi, “ sàng” là một vật dụng quen thuộc người ta dùng để sàng thóc, sàng gạo, loại bỏ những sạn bẩn. Có lẽ, câu nói với hai hình ảnh tượng trưng, ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng: Càng quan sát, càng trải nghiệm chúng ta sẽ học hỏi và tích lũy được vốn sống và kinh nghiệm quý báu từ xung quanh mình.
Vì sao câu nói lại có ý nghĩa như vậy? Bởi nó là minh chứng cho quá trình con người phát triển nhờ khám phá những điều mới lạ. Như một đứa trẻ mới sinh ra, chúng chỉ biết khóc theo bản năng vốn có, nhưng để biết ăn , biết nói chúng phải học từ ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh. Đó là cả một quá trình tiếp thu học hỏi ngay từ khi lọt lòng. Khi trưởng thành, ta đi nhiều hơn , quan sát nhiều hơn , ta sẽ học hỏi được những điều ta không biết, những thứ ta làm sai bấy lâu nay không nhận ra, nhìn một sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau và đôi khi biết đặt nó trong một mối quan hệ nào đó để giải quyết chúng. Con người là một động vật cấp cao, con người trở nên tiến bộ chính nhờ sự học hỏi và khám phá từ thế giới xung quanh. Phát hiện ra nguồn sáng, năng lượng của vũ trụ bao la, học mới tìm được cách tạo ra lửa để phục vụ đời sống hàng ngày như nấu chín thức ăn, sưởi ấm thắp sáng.., rồi mới biết dùng nước để áp chế lửa.Những bước đi chập chững của nhân loại trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,v..vv đều có sự hiện diện của những vĩ nhân luôn biết tìm tòi khám phá và học hỏi như Anh-Xtanh, Ronbison,.. Người ta trước đây luôn một mực khẳng định rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ nhưng dần dần học khám phá được sự kì diệu của những vì sao, sự tuyết với của mặt trời, họ biết trái đất luôn xoay quanh mặt trời như những hành tinh khác trong dải ngân hà. Không dừng lại ở đó, bằng công nghệ khoa học mà họ đã dày công nghiên cứu chế tạo, con người biết được có rất nhiều hệ mặt trời trong dải ngân hà bao la.
Vì thế không có gì là mãi mãi, vạn vật luôn biến đổi , trong một thực thể tưởng trừng vô tri là sự vận động không ngừng. Chính vì vậy con người phải thay đổi, học hỏi nhiều hơn, bước đi cũng là tạo ra bước tiến trong lịch sử. Nhưng quan trọng hơn hết chúng ta phải tự mình trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân mới có đủ sự tự tin để học hỏi một cách chủ động. Đi nhiều, khám phá nhiều và chịu học hỏi nhưng không có nghĩa là sao chép bắt trước, tạo ra những thứ giống nhau mà không có sự sáng tạo của riêng mình. Nên có lối sống mở, tiếp thu sự đổi mới nhưng không có nghĩa là dễ dãi.
Trong xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập thì mới có thể phát triển đi lên. Bên cạnh những con người biết học hỏi là những kẻ ấu tri bảo thủ. Vì vậy mong câu tục ngữ ý nghĩa này có thể thay đổi tư duy của con người, để con người tạo ra một cuộc sống phát triển tươi đẹp hơn.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN 2
Cuộc đời là những chuyến đi, là sự trải nghiệm để ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Nó giúp ta biết nhiều thứ hơn, không còn cảm thấy lạ lẫm mà hòa mình vào cuộc sống. Chính vì thế mà ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Lời dạy của ông cha ta quả là đúng đắn nó đã dạy cho ta một bài học quý giá trong cuộc sống. Trước hết ta phải hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này. “Đi một ngày đàng” là sự trải nghiệm, ta đi nhiều nơi, khám phá mọi thứ ở những vùng đất mới lạ. Một ngày đàng cũng chỉ khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. “Ngày đàng” chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. “Học một sàng khôn” nghĩa là những trải nghiệm, kiến thức mà chúng ta học được qua những ngày đi. Sàng khôn ấy sẽ là những điều quý giá mà ta học hỏi được. Ý nghĩa cả câu là nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh, học hỏi được nhiều thứ trong cuộc sống hơn.
Cuộc sống không ngừng thay đổi, mọi sự vật hiện tượng đều chuyển động mà vì thế chúng ta cũng phải không ngừng thay đổi mình đi nhiều nơi hơn để bồi đắp cho mình những thiếu sót, hoàn thiện bản thân mình hơn để tốt hơn trong cuộc sống. Đi nhiều nơi đến những vùng đất mới lạ sẽ giúp ta gặp được những con người mới, dạy cho ta những nét đẹp văn hóa của địa phương họ và làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa hơn.Từ những chuyến trải nghiệm ấy ta gặp được nhiều những hoàn cảnh khó khăn, những số phận bất hạn trong cuộc sống mà ta thấy thương họ hơn khơi trong ta tình thương giữa con người với con người. Từ đó mà dạy cho ta cách trân trọng cuộc sống hơn, sống có ý nghĩa hơn.
Đi nhiều nơi còn giúp ta mở mang kiến thức, hiểu biết sâu rộng mọi thứ. Ta sẽ có một nguồn tri thức hữu ích mang đến cuộc sống để phát triển quê hương, đất nước mình. Kiến thức bao la rộng lớn, những gì ta học được trong sách vở là chưa đủ mà ta phải học những trải nghiệm, những kĩ năng từ ngoài cuộc sống. Những kĩ năng về giao tiếp, ứng xử sẽ giúp ta rất nhiều khi ta trưởng thành.
Ta có thể đi du lịch các tỉnh xung quanh học hỏi nét đẹp văn hóa của họ mở ra cho ta những chân trời mới. Ta sẽ cảm thấy cuộc sống có rất nhiều thứ tươi đẹp mà đang chờ ta khám phá. Những chuyến tham quan của trường của lớp cũng sẽ rất hữu ích với lứa tuổi học sinh bởi ta được mở mang tầm mắt, mở mang sự hiểu biết. Những chuyến đi dù kéo dài một ngày thôi nhưng cũng đủ làm thay đổi suy nghĩ của ta về cuộc sống này yêu đời hơn, lạc quan hơn và quên đi những buồn phiền, bộn bề trong cuộc sống. Xung quanh chúng ta, còn nhiều thứ mà bản thân mình chưa biết, nếu như không tìm tòi học hỏi không những thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều.
Nhưng hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, chỉ biết dựa dẫm vào người thân gia đình mà không biết đứng lên học hỏi đi nhiều nơi khám phá cuộc sống mà suốt ngày chỉ ở nhà chơi bời làm cho bố mẹ lo lắng, vất vả. Ta không chỉ làm cuộc sống của ta trở nên buồn tẻ, vô vị mà còn làm cho người thân, gia đình lo lắng. Tương lai rồi sẽ ra sao nếu không còn ai chăm sóc mình nữa, lúc đó ta sẽ cảm thấy cô đơn lạc lõng trong thế giới bao la rộng lớn mà không biết làm gì. Để rồi khi quay đầu nghĩ về những thứ đã qua mà ta cảm thấy nuối tiếc, trách bản thân mình không biết trân trọng cuộc sống, không biết tự mình làm cho cuộc sống của chính mình trở nên vui vẻ, ý nghĩa hơn.
Và cũng chính vì thế mà câu ca dao đã thức tỉnh rất nhiều bạn trẻ vẫn còn đang nằm trong vòng tay chăm lo của cha mẹ, gia đình thì hãy đứng lên để đi ra ngoài cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng cho mình vốn hiểu biết để trở thành người tự lập trong chính cuộc sống mà ta đã chọn. Đừng lo lắng mà hãy tự tin bước đi.
Câu tục ngữ quả là một bài học, một lời dạy bảo đúng đắn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Là thế hệ sau ta phải trau dồi, học hỏi để ông cha ta không phải thất vọng. Hãy làm cho cuộc sống nhiều màu sắc hơn từ đó ta sẽ yêu cuộc sống hơn, trân trọng những phút giây này.
Ngoài câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng không thì còn rất nhiều câu tục ngữ khác trong thể loại văn nghị luận, giải thích chứng minh trong mục văn mẫu của vforum.vn bạn có thể vô xem thêm để tham khảo nhé