Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án Để học tập tốt môn Giáo dục công dân lớp 11 và có kết quả học tập cao, các bạn học ...
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Để học tập tốt môn Giáo dục công dân lớp 11 và có kết quả học tập cao, các bạn học sinh hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: .
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trắc nghiệm trực tuyến: Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu 1: Dân chủ là gì?
a. Quyền lực thuộc về nhân dân.
b. Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội
c. Quyền lực cho giai cấp thống trị.
d. Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.
Câu 2: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì?
a. Phát triển cao nhất trong lịch sử.
b. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.
d. Hoàn bị nhất trong lịch sử.
Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
a. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
b. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
c. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.
d. Chính trị, văn hóa, xã hội.
Câu 4: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
b. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân.
d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 5: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
b. Người thừa hành trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân.
d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 6: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?
a. Chế độ công hữu về TLSX.
b. Chế độ tư hữu về TLSX.
c. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.
d. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7: Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào?
a. Giai cấp công nhân.
b. Giai cấp nông dân.
c. Giai cấp tư sản.
d. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.
Câu 8: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?
a. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước
b. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội
c. Quyền lực thuộc về nhân dân
d. Nhân dân làm chủ
Câu 9: Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
a. Pháp luật, kỷ luật. b. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
c. Pháp luật, nhà tù. d. Pháp luật, quân đội.
Câu 10: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam là gì?
a. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
b. Mọi công dân đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
c. Mọi công dân đều bình đẳng và tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
d. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và tự do lựa chọn ngành nghề.
Câu 11: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
a. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân.
b. Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội.
c. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
d. Cả a, b và c
Câu 12. Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào?
a. Ngay từ khi có xã hội loài người.
b. Khi có nhà nước vô sản.
c. Khi có nhà nước
d. Cả a, b và c
Câu 13. Dân chủ được xem xét dưới góc độ nào?
a. Phạm trù chính trị b. Phạm trù lịch sử
c. Phạm trù văn hoá d. Cả a, b và c
Câu 14. So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?
a. Không còn mang tính giai cấp.
b. Là nền dân chủ phi lịch sử.
c. Là nền dân chủ thuần tuý.
d. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 15. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có... làm tròn bổn phận công dân" (Hồ Chí Minh)
a. Trách nhiệm b. Nghĩa vụ
c. Trình độ để d. Khả năng để
Câu 16. Điền vào ô trống từ còn thiếu: "Quyền không bao giờ có thể ở một mức độ cao hơn chế độ ... và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ ... đó quyết định" (Mác: Phê phán Cương lĩnh Gôta)
a. Chính trị b. Xã hội c. Kinh tế d. Nhà nước
Câu 17. Câu "Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn" là của ai?
a. V.I. Lênin b. Mao Trạch Đông
c. Hồ Chí Minh d. Lê Duẩn