Bài soạn "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu số 4 - 6 Bài soạn "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu - lớp 8 hay nhất
I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1) 2. Tác phẩm * Xuất xứ: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ ...
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ Hán, được sáng tác vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Ngục trung thư có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. Nhan đề bài thơ là do những NBS sách về sau đặt.
* Thể thơ: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* Bố cục:
Hai câu đề: Khí phách ngang tàn, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
Hai câu luận: Hình tượng người anh hùng có tài năng, chí khí.
Hai câu kết: Khẳng định tư tưởng của bài thơ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Hai câu đầu:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Câu thơ thứ nhất:
Tự xưng mình là hào kiệt: Ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân.
Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu
Điệp từ “vẫn” khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.
Câu thơ thứ hai:
Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái hiên ngang dù bị rơi vào cảnh ngục tù.
“mỏi chân” nên “ở tù”: đây là lẽ tất yếu, khi chạy mỏi chân thì cần phải nghỉ ngơi.
Thể hiện sự hiên ngang, khinh thường cảnh ngục tù
=> Khí phách ngang tàn, bất khuất, ung dung, đường hoàng của người anh hùng trước những hiểm nguy mà vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống.
Câu 2:
* Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàn, chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.
* Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:
Thể hiện cuộc đời làm cách mạng gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.
Tạo nên hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường, bất khuất.
Câu 3:
* Ý nghĩa của hai câu thơ 5 và 6:
Bủa vây ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Hai câu thơ trên khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao của người chí sĩ. Bên cạnh đó, hai câu thơ cho chúng ta thấy tiếng cười của bậc anh hùng vẫn luôn ngạo nghễ, có khả năng đập tan những oán thù.
* Tác dụng của lối nói khoa trương:
Nâng lên sức vóc của người anh hùng chung cho toàn bài thơ
Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ
Câu 4:
Hai câu thơ cuối là cái kết tư tưởng cho bài thơ, kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả. Bên cạnh đó, điệp từ “còn” nhấn mạnh vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước. Đặc biệt, với lời thách thức “nguy hiểm sợ gì đâu” cho ta thấy ý chí kiên cường, lý tưởng cao đẹp, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những nguy hiểm.