Bài soạn "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu số 5 - 6 Bài soạn "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu - lớp 8 hay nhất
ĐỌC - HIỂU VĂN BẲN Câu 1. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, tuân theo đúng các quy tắc về bố cục, vần, niêm luật... của thế thơ này. Bài thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ, gieo vần bằng vần ở chữ cuối câu đầu và cuối các câu chẵn. ...
ĐỌC - HIỂU VĂN BẲN
Câu 1. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, tuân theo đúng các quy tắc về bố cục, vần, niêm luật... của thế thơ này. Bài thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ, gieo vần bằng vần ở chữ cuối câu đầu và cuối các câu chẵn.
Câu 2. Theo bố cục một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, cặp 1, 2 được gọi là phần đề (thừa đề và phá đề). Phần này thường có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Ở đây, vấn đề cần nói tới của nhà thơ là hoàn cảnh mình, mình bị bắt giam.
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Cảnh bị tù đày của mình được nhà thơ nói tới bằng một giọng vui đùa. Trong câu phá đề, điệp từ cần nhằm nhấn mạnh, khẳng định cho thấy khí phách ngang tàng cùa trang anh hùng hào kiệt và cốt cách của một bậc phong lưu tài tử.
Thông thường nói đến việc bị bắt vào nhà tù, người ta dễ nhấn mạnh vào khía cạnh rủi ro, đau khổ hay lo âu hay khiếp sợ: Nhưng ở đây, nhà thơ xem việc đó chẳng có gì là khủng khiếp, đáng buồn rầu mà xem đó chỉ là những giây phút nghỉ chân sau những ngày sôi nổi hoạt động. Nên nhớ, thực chất có phải đâu là như vậy. Chính nhà thơ đã kể rằng mình bị áp giải đi nào xiềng tay, nào trói chặt vào nhà ngục lại bị giam chung một chỗ với bọn tù xử tử (Ngục trung thư).
Thế mà nhà thơ vẫn một phong thái đường hoàng tự tin, ung dung, thanh thản. Ngần đó đủ cho thấy khí phách bất khuất, ngang tàng không chịu khuất phục hoàn cảnh của cụ Phan.
Câu 3. Hai câu 3 và 4 gọi là hai câu thực
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu.
Nếu hai câu đề có giọng điệu đùa vui pha lẫn tự hào thì hai câu thực này giọng điệu có vẻ ngậm ngùi thương cảm cho cảnh ngộ hiện tại của mình; là người tù khách không nhà, người có tội. Hai từ đã, lại mở đầu hai câu thơ này càng nhấn mạnh thêm tình cảnh ấy. Với cách gán khách không nhà với năm châu bốn bể, nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh người tù một cách phóng khoáng, lớn lao và phi thường. Nhà thơ nói đến tình cảnh bôn ba làm cách mạng của mình, cuộc đời sóng gió đầy bất trắc của mình như vậy đâu phải để than thân bởi vì đằng sau tình cảnh bi kịch ấy của ông là bi kịch lớn của cả đất nước.
Tóm lại, từ ý tưởng đến giọng điệu bốn câu thơ đầu bài thơ thể hiện được tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ ngạo nghễ, coi thường lao tù của người tù thi sĩ Phan Bội Châu.
Câu 4. Thái độ ngạo nghễ, tinh thần lạc quan yêu đời không chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh như đã phân tích bên trên là một biểu hiện của khí phách bất khuất hiên ngang của người tù - thi sĩ.
Đặc biệt hơn là ở hai câu luận:
Dang tay ôm chặt bổ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Các động tác dang tay, mở miệng với lối nói khoa trương đã dựng lên được hình ảnh một người tù yêu nước, chí lớn, tài cao, có tầm vóc, khí phách hiên ngang bất khuất. Trong cảnh tù đày, con người ấy vẫn dang tay ôm chặt hoài bão lo cứu nước, cứu đời và mở miệng cười tan trước mọi thủ đoạn ghê gớm của kẻ thù. Ta từng bắt gặp khát vọng ấy trong một bài thơ khác, bài Chơi xuân của nhà thơ.
... Phùng xuân hội may ra, ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh cửa càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.
Đặt trong hoàn cảnh bị tù đày kề bên cái chết, nhưng khát vọng ấy, khí phách ấy có suy giảm chi đâu!
Niềm tin mãnh liệt của nhà thơ thể hiện ở hai câu kết:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Hai tiếng còn đứng kề bên nhau ở giữa câu thơ khiến người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho bài thơ dõng dạc, dứt khoát, tạo nên âm điệu khẳng định chắc nịch, ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước lo đời. Còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng là sự nghiệp chính nghĩa của mình nhất định phải thắng lợi.
Bài thơ có sức truyền cảm lớn phải chăng nhờ giọng điệu hào hùng bắt nguồn từ lòng yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Do nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt, một cảm hứng lãng mạn cách mạng trào dâng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù, dựng lên một hình ảnh thật đẹp của người tù thi sĩ yêu nước. Ở đây, người tù ngỡ như không bị giam chặt, đày đọa trong tù ngục mà vẫn ung dung thanh thản, tư thế hiên ngang của con người vượt lên cái chết và hoàn cảnh khắc nghiệt, giữ vững chí lớn và lòng tin mãnh liệt. Từ đầu đến cuối bài thơ toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời từ chính giọng thơ vui vẻ, yêu đời...
• Ghi nhớ (SGK): Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của chính tác giả.