Bài soạn "Trích diễm thi tập" số 5 - 6 Bài soạn "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương lớp 10 hay nhất
I, Tìm hiểu chung bài Tựa “Trích diễm thi tập” 1. Bố cục: Phần 1 (từ đầu … không rách nát tan tành) : Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc. Phần 2 (tiếp … chê trách người xưa vậy) : Thái độ và hành động tác giả. Phần 3 (còn lại) : Giới thiệu về người viết. 2. Kiến thức ...
I, Tìm hiểu chung bài Tựa “Trích diễm thi tập”
1. Bố cục:
Phần 1 (từ đầu … không rách nát tan tành) : Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc.
Phần 2 (tiếp … chê trách người xưa vậy) : Thái độ và hành động tác giả.
Phần 3 (còn lại) : Giới thiệu về người viết.
2. Kiến thức trọng tâm
a. Lí do biên soạn ‘‘Trích diễm thi tập”
- Thực trạng tình hình di sản thơ ca VN thời HĐL: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời”
* Lí do:
- Thơ văn là “món ăn tinh thần” cao cấp, có giá trị đặc biệt không phải ai cũng đủ trình độ thưởng thức, cảm nhận -> đối tượng tiếp nhận hạn hẹp.
- Công việc sưu tập thơ văn chưa được quan tâm.
- Người sưu tập thơ văn còn ít, ko đủ năng lực, thiếu ý chí , quyết tâm.
- Việc lưu hành (in ấn) thơ văn còn hạn chế.
- Thời gian, binh lửa -> làm sách vở bị hủy hoại.
* Tâm trạng: buồn, đau xót, tổn thương lòng tự hào dân tộc -> nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách.
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hợp lí có sức thuyết phục cao (nguyên nhân nội tại lẫn nguyên nhân khách quan)
- Chất trữ tình hòa trong nghị luận.
b. Quá trình hoàn thành “Trích diễm thi tập”, nội dung và kết cấu tác phẩm
* Động cơ: Một nước văn hiến – không có quyển sách làm căn bản…
* Quá trình hoàn thành:
- Tìm kiếm, thu thập thơ các đời trước từ nhiều nguồn và ở nhiều nơi “tìm quanh hỏi khắp”
- Chọn thêm thơ hay đương thời.
- Phân loại, sắp xếp, đặt tên sách
- Phụ chép thơ của mình ở cuối quyển.
-> Công việc sưu tầm, biên soạn hết sức khó khăn, vất vả đòi hỏi sự bền chí, tinh thần lao động miệt mài ko mệt mỏi, thái độ lao động nghiêm túc, cẩn trọng.
=> Niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, trân trọng và bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc- lòng yêu nước.
II, Đọc hiểu bài Tựa “trích diễm thi tập”
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
5 nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền:
Thơ văn hay nhưng ít người am hiểu (chỉ bộ phận thi nhân).
Người có học thì bận rộn ít để ý đến thơ ca.
Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
Chính sách in ấn của nhà nước còn nhiều hạn chế.
Thời gian và chiến tranh hủy hoại sách.
Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, rõ ràng và khúc chiết :
Liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp…
Phương pháp lập luận quy nạp.
Câu hỏi tu từ : Làm sao giữ mãi … được mà không…
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Tác giả đã sưu tầm thơ văn của hiền nhân :
Tìm quanh, hỏi khắp : thu thập sưu tầm.
Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại.
Đưa thêm các tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Điều thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn biên soạn :
Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau nghiên cứu, giữ gìn.
Niềm tự hào văn hiến dân tộc.
Ý thức trách nhiệm trước di sản bị thất lạc của cha ông.
Tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường trong văn học.
-> Cảm nghĩ : Đó là công việc gian nan và vô cùng đáng trân trọng, đặc biệt là tinh thần và thái độ của tác giả.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Trước Trích diễm thi tập đã có Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói về văn hiến dân tộc :
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
III, Luyện tập bài Tựa “Trích diễm thi tập”
Dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc : Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)…