31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Hội thoại" (tiếp theo) số 6 - 6 Bài soạn "Hội thoại" (tiếp theo) lớp 8 hay nhất

I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI: 1. Trong đoạn hội thoại đó chú bé Hồng nói 2 lượt, người cô của chú bé Hồng nói 6 lượt. 2. Trong đoạn hội thoại,đáng lẽ chú bé Hồng phải nói thêm 2 lượt nữa. -Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện sự nhẫn nhịn,chịu đựng nỗi đau và cố gắng bỏ ngoài tai ...

I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI:

1. Trong đoạn hội thoại đó chú bé Hồng nói 2 lượt, người cô của chú bé Hồng nói 6 lượt.

2. Trong đoạn hội thoại,đáng lẽ chú bé Hồng phải nói thêm 2 lượt nữa.

-Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện sự nhẫn nhịn,chịu đựng nỗi đau và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người cô của cậu bé nói.

3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng là người dưới phải lễ phép


II. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Tính cách nhân vật:

+ Cai lệ: cáo mượn oai hùm, hống hách, không coi ai ra gì

+ Người nhà lí trưởng: xu nịnh,khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu.

+ Anh Dậu: nhát gan ngại va chạm.

+ Chị Dậu: người phụ nữ hế mực yêu gia đình nhưng rất mạnh mẽ.Khi cần thiết,tính cách chị Dậu trở nên dứt khoát,mạnh mẽ.


Câu 2.

a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

+ Khi thấy chị Dậu về cái Tí sốt sắng,vồn vã hỏi chuyện mẹ về việc chị Dậu bị cai lệ đánh >< chị Dậu thì giữ thái độ im lặng.

+ Khi biết chuyện mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc van xin mẹ>< chị Dậu đau thắt trong lòng nhưng vẫn tìm lời an ủi,vỗ về cái Tí.

b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy đã phù hợp với tâm lí nhân vật. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện chị Dậu bán nó cho nhà Nghị Quế nên nó vẫn hồn nhiên hỏi han,quan tâm mẹ. nhưng ròi biết chuyện thì không chấp nhận, khóc lóc cầu xin mẹ giữ lại mình. Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì đau lòng tột cùng nhưng vẫn cố phân tích thiệt hơn, an ủi, thuyết phục cái Tí.

c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiết thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng thêm kịch tính cho câu chuyện: những câu nói quan tâm hồn nhiên của cái Tí được khắc sâu vào lòng chị Dậu nỗi đau xót và bất lực; tình yêu thương cái Tí của chị Dậu là vô bờ,chị không muốn rời xa con của mình.


Câu 3. Sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị:

+ Nhân vật tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra tình cảm của em gái- đó là điều ngày thường nhân vật tôi không cảm nhận thấy.

+ Nhận vật tôi cảm thấy hổ thẹn khi trước đó nhân vật tôi toàn chỉ khi hiểu nhầm em gái.


Câu 4. Nhận xét phương Tây "Im lặng là vàng" và nhận xét của nhà thơ Tố Hữu đúng phải phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người:

- Trong trường hợp việc nói đem lại những điều không hay,tiêu cực,dễ gây bất hòa thì lúc đó cần giữ im lặng để giữ được tình bạn,tình đoàn kết,...lấy dĩa hòa vi quý làm nòng cốt.

- Trong trường hợp cần nói lên sự thật,dụt dè,nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ lẽ phải thì lúc đó im lặng là tội lỗi.


Ghi nhớ:

  • Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
  • Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
  • Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là cách biểu thị thái độ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0