31/03/2021, 14:45

Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Vận nước (Quốc tộ) - Pháp Thuận (Ngữ Văn 10) hay nhất

Bố cục - Hai câu thơ đầu: suy ngẫm của tác giả về vận nước. - Hai câu thơ sau: triết lý vô vi của tác giả. Nội dung bài học - Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân ...

Bố cục

- Hai câu thơ đầu: suy ngẫm của tác giả về vận nước.

- Hai câu thơ sau: triết lý vô vi của tác giả.

Nội dung bài học

- Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

- Bài thơ giầu tính triết lí


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Tác giả so sánh nhằm nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình.

- Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.


Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hoàn cảnh đất nước:

+ sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định

+ nhà vua (Lê Đại Hành) muốn đưa đất nước đi lên vững mạnh, một quốc gia

- Tâm trạng: vui tươi, đầy lạc quan và tự hào tin tưởng tương lai của đất nước


Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên

- Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh

- Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.


Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0