31/03/2021, 14:46

Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Chiến thắng Mtao Mxây (Ngữ Văn 10) hay nhất

Câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Diễn biến trận đánh qua 2 chặng: - Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại. - Vào cuộc chiến: + Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên. => Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi ...

Câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Diễn biến trận đánh qua 2 chặng:

- Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.

- Vào cuộc chiến:

+ Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.

=> Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang

+ Hiệp hai: Đăm Săn múa trước, Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy. Đăm Săn lấy được miếng trầu, trở nên mạnh mẽ hơn.

+ Hiệp ba: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù, nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.

+ Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.

=> Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.


Câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của cộng đồng Ê-đê cũng có những nét riêng.

+ Số lần đối đáp: cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi – đáp. Con số 3 mang biểu tượng cho số nhiều. Số lần hỏi đáp đó có sức phản ánh, cho thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối.

+ Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ bao gõ vào mỗi nhà trong làng. Qua cả 3 lần thấy được sự trung thành của dân làng.

- Hành động của dân làng: kéo đến ăn uống linh đình, vui vẻ để ăn mừng cho Đăm Săn, cho chính mình.


Câu 3 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:

+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.

+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.

+ Là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng ưu tú đã đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.


Câu 4 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Mtao Mxây:

+ “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, ...

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng. Các vật được so sánh đều rất thân thuộc, gần gũi với dân làng tạo nên cảm giác dễ hiểu.

- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Đăm Săn:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Các hình ảnh, sự vật được so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng “vũ trụ” để đo kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Đó là phong cách nghệ thuật nổi bật của sử thi.

- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả khung cảnh:

+ “đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

+ Khung cảnh miêu tả cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng “cả một vùng nhão ra như nước”.

=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ dàng hình dung.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:

+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.

+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Còn việc giết Mtao-Mxây là do tài trí của Đăm Săn.


Tóm tắt

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là đoạn giữa của tác phẩm kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ về.

- Sau khi bị Mtao Mxây cướp mất vợ là Hơ Nhị, Đăm Săn vô cùng tức giận. Chàng cầm khiên đến nhà Mtao Mxây để khiêu chiến và thách đấu.

- Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu đó. Chàng nhai trầu và sức mạnh tăng lên gấp bội. Chàng lại tiếp tục múa khiên và rượt đuổi Mtao Mxây với sức mạnh phi thường.

- Ông Trời đã chỉ cho Đăm Săn biết cách đánh thắng Mtao Mxây: lấy cái chày mòn ném trúng vành tai của Mtao Mxây. Hắn van xin Đăm Săn tha chết. Nhưng Đăm Săn đã đâm chết Mtao Mxây và cắt đầu hắn đem bêu ngoài đường.

- Sau khi Mtao Mxây chết, Đăm Săn giành lại được vợ, tôi tớ, thu của cải và danh tiếng vang lừng khắp nơi, đến tai các thần. Chàng mở tiệc linh đình để ăn mừng thắng lợi.

Bố cục

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

Hình minh họa
Hình minh họa

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0